logo

Nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường có

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường có ” cùng với những kiến thức mở rộng về Dòng biển là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường có 

A. Triều cường. 

B. Sóng bạc đầu. 

C. Nhiều hải sản. 

D. Sóng thần.

Trả lời:

Đáp án đúng: C.

Nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường có nhiều hải sản.

Giải thích:

Sự di chuyển của các dòng biển nóng lạnh cũng kéo theo các luồng di cư và phân tán của sinh vật biển.

Chi tiết:

Các dòng biển nóng lạnh khi di chuyển thường mang các luồng di cư và phân tán của sinh vật biển. Vì vậy, ở những nơi giao nhau của các dòng biển thường hình thành nguồn lợi sinh vật biển vô cùng giàu có, tạo nên những ngư trường cá lớn => Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và lạnh có hoạt động đánh bắt thủy sản phát triển mạnh.

Ví dụ:

- Ngư trường nổi tiếng trên thế giới ở vùng biển Niu- Faolan (bờ phía Đông của Bắc Mỹ) được sinh ra do sự tiếp xúc giữa dòng biển nóng Gơn-xtrim với dòng biển lạnh từ bắc cực chảy về.

- Các ngư trường lớn ở vùng biển Pê-ru, Nhật Bản, Mê-xi-cô, Việt Nam,… cũng là nơi giao nhau của các dòng biển nóng lạnh.

Nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường có

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về dòng biển nhé!


Kiến thức mở rộng về dòng biển


1. Định nghĩa dòng biển

- Hải lưu hay dòng biển là dòng chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thông ở một trong các đại dương của Trái Đất. Các hải lưu có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng ngàn kilômét.

- Các dòng biển bề mặt lưu thông chủ yếu nhờ gió, ở bắc bán cầu chúng thường chuyển động theo hình xoắn ốc theo cùng chiều kim đồng hồ, còn nam bán cầu ngược lại do hiệu ứng Coriolis. Tuy nhiên trong một số dòng hải lưu lưu thông bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió.

- Các hải lưu sâu được lưu thông do các độ chênh lệch (gradient) của mật độ và nhiệt độ. Luân chuyển nhiệt muối, còn được gọi là "băng tải đại dương", được dùng để chỉ các hải lưu sâu chảy trong lưu vực dưới đáy các đại dương. Các dòng lưu chuyển này chảy sâu dưới đáy biển và do đó khó phát hiện và đôi khi còn được gọi là các con sông ngầm dưới đáy biển.

Nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh thường có (ảnh 2)

- Hơn nữa, những dòng chảy này làm tăng sự trao đổi nước, độ muối, phân bố lại nhiệt độ,…ảnh hưởng lớn đến tuần hoàn nước trong đại dương, cũng như hoàn lưu khí quyển và khí hậu trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia gần biển.


2. Các dòng biển nóng và lạnh trên thế giới

- Trên thế giới có hai loại dòng biển là dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển nóng, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh nên được gọi là hải lưu lạnh. Ngược lại, khi nước từ vùng biển nóng chảy sang vùng biển lạnh, khiến nhiệt độ ở đây cao hơn môi trường xung quanh, nên được gọi dòng biển nóng.

- Dòng biển nóng là dòng nước biển chảy từ Xích đạo về hướng các CỰC. Dòng biển nóng CÓ
nhiệt độ cao nên nước bốc hơi nhanh, mang theo độ ẩm lớn.
Các dòng biển nóng thường xuất hiện ở hai bên xích đạo, chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực. Các dòng biển lạnh thường xuất hiện khu vực gần bờ đông của đại dương, từ vĩ độ trung bình 30-400 chảy về hướng xích đạo, hòa cùng dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu trên biển.

- Ở Bắc bán cầu, dòng hải lưu chảy theo chiều kim đồng hồ và nam bán cầu chảy ngược lại. Ngoài ra, tại bắc bán cầu còn có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ tây các đại dường chảy hướng về xích đạo. Dòng biển lạnh là dòng nước biển chuyển động từ 40 độ Bắc hoặc Nam về vùng xích đạo.Dòng biển lạnh có nhiệt độ thấp, mang theo khối không khí khô. Còn ở những vùng xuất hiện gió mùa, các dòng hải lưu biến đổi chiều theo gió mùa. Các dòng biển nóng và lạnh thường chảy đối xứng nhau qua hai bờ đại dương.

- Các dòng hải lưu có ảnh hưởng rất lớn đến sự nhình thành khí hậu, do chúng có thể truyền nhiệt cao của nước biển so với không khí, các dòng biển nóng và lạnh góp phần điều tiết sự chênh lệch giữa nhiệt độ các vĩ độ thấp-cao của đại dương. Ven biển, nơi có dòng biển nóng chảy qua khiến nước bốc hơi tạo ra khí ẩm nên dẫ đến mưa nhiều. Còn những nơi dòng biển lạnh đi qua nước khó bốc hơi nên lượng mưa rất ít, thậm chí không mưa. Bên cạnh đó, chúng còn có tác động rất lớn đến lượng mưa, độ ẩm, sinh vật dưới biển,…những nơi nó chảy qua. Chẳng hạn như cung cấp thức ăn cho các loài hải sản, thủy sản, bằng hình thức vận chuyển sinh vật phù du. Chính vì thế, những nơi các hải lưu chảy qua thường có các ngư dân đánh bắt hải sản.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 17/03/2022