logo

Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?

icon_facebook

Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?

A. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học.

B. Tính chất nhận thức của con người.

C. Phương pháp nhìn nhận thế giới quan.

D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

Trả lời:

Đáp án: A

Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng nhé


1/ Thế giới quan và phương pháp luận

a/ Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học

- Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.

- Đối tượng nghiên cứu: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy.

- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

b/ Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

- Có nhiều thế giới quan khác nhau; vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan – cũng chính là vấn đề cơ bản của triết học là tìm hiểu mối liên quan giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại,…

- Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt:

+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?

- Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học thể hiện thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm:

+ Thế giới quan duy vật: Vật chất có trước, quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.

+ Thế giới quan duy tâm: Ý thức có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

=> Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội.

c/ Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

- Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.

- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể).

- Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy – là phương pháp luận triết học.

- Có hai phương pháp luận cơ bản đối lập nhau:

+ Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.

+ Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?
Ảnh: Trước khi phát hiện ra Trái Đất hình tròn, đã có nhiều quan niệm cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng!!!

2/ Chủ nghĩa duy vật biện chứng - sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

⇒ Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau: Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phường pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể:

- Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.

- Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.

 

Thế giới quan

Phương pháp luận

Ví dụ

Các nhà duy vật trước Mác (L.Phoiơbắc, 1804 - 1872, nhà triết học cổ điển Đức) Duy vật Siêu hình Phoi-ơ-bắc có thế giới quan duy vật khi chứng minh rằng, bản chất thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con người, không phụ thuộc vào ý thức con người... Tuy nhiên, ông lại có phương pháp luận siêu hình khi tuyệt đối hóa mặt sinh học mà không thấy mặt xã hội của con người, chia cắt con người ra khỏi các quan hệ xã hội hiện thực.
Các nhà biện chứng trước Mác (G.Hêghen, 1770 - 1831, nhà triết học cổ điển Đức) Duy tâm, thần bí Biện chứng Hêghen có thế quan duy tâm khi khẳng định rằng, khởi nguyên của thế giới là một “ý niệm tuyệt đối”, thần bí nào đó, thế giới tự nhiên là tư duy đã tha hóa. Nhưng, ông có phương pháp luận biện chứng vì đã trình bày toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình vận động, biến đổi, phát triển không ngừng và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển ấy.
Triết học Mác - Lênin (những năm 40 của thế kỷ XIX). Duy vật Biện chứng Bản chất thế giới là vật chất, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người (thế giới quan duy vật) và luôn vận động, phát triển tuân theo quy luật khách quan (phương pháp luận biện chứng).
icon-date
Xuất bản : 14/10/2021 - Cập nhật : 14/10/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads