logo

Nội dung cơ bản của Nho giáo

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất:

- Nho giáo là thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “Nho”. Theo Hán tự, “Nho” là chữ “Nhân” đứng cạnh chữ “Nhu” mà thành. Nhân là người, Nhu là cần dùng, tức là một hạng người bao giờ cũng cần dùng đến để giúp cho nhân – quần – xã hội biết đường ăn, ở và hành động cho hợp lẽ trời.

- Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Từ đó chia ra 5 nội dung của nho giáo là: Tu thân, tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức và hành đạo.

Để hiểu rõ hơn về Nội dung của Nho giáo, Top lời giải đã mang đến cho bạn bài tìm hiểu dưới đây.


1. Nho giáo là gì ?

[CHUẨN NHẤT] Nội dung cơ bản của Nho giáo

Nho giáo là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội. Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho giáo là  phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu :

- Về Tín ngưỡng: Luôn luôn tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là: Trời và Người tương quan với nhau.

- Về Thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.

- Về Trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.

Nho giáo hay còn được gọi là đạo Nho hoặc đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập và được các đệ tử của ông trên khắp nơi phát triển với mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp với những con người có đạo đức và lễ nghi chuẩn mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc để phát triển đất nước.


2. Nho giáo có nguồn gốc từ đâu?

- Nho giáo xuất phát từ Không Tử, ông vốn là một người Trung Quốc vì vậy chúng ta có thể kết luận Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc nên chúng ta thường gọi là nho giáo Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và cả Việt Nam chúng ta.

- Trong các ghi chép cổ của người Trung Quốc cho rằng Nho giáo thực ra đã bắt đầu xuất phát từ trước cả khi Khổng Tử ra đời. Nguồn gốc của nho giáo được xem là bắt đầu từ Phục Hy (một vị thần tích truyền thuyết của Trung Quốc), ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm về âm dương, chế ra bát quát và những chuẩn mực xã hội để dạy cho loài người.

- Vua Phục Hy, là một Thánh Vương đắc đạo, trông thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ngài nhìn thấy Long Mã có bức đồ trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sông Hoàng Hà, mà biết được lẽ Âm Dương, chế ra Tiên Thiên Bát Quái, cắt nghĩa sự biến hóa của Trời Đất để làm nguyên tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Quái ấy được xem là đầu mối của văn tự  về sau này.


3. Nội dung cơ bản của Nho giáo.

[CHUẨN NHẤT] Nội dung cơ bản của Nho giáo

- Tu thân:

Trong Nho giáo, “tu thân” đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi “Đã tu tập lấy được mình, thì mới sắp đặt nhà cửa cho chỉnh tề. Nhà cửa đã sắp đặt cho chỉnh tề, thì nước mới sửa trị được. Nước đã sửa trị, thiên hạ mới bình an”(1). Mạnh Tử cũng từng nói: “Người ta luôn nói “Thiên hạ, nước, nhà”. Gốc của thiên hạ là nước; gốc của nước là nhà; gốc của nhà là cá nhân”(2

- Tam cương:

Tam cương chính là ba mối quan hệ chính trong xã hội, bao gồm:

+ Quân thần cương: Mối quan hệ vua – tôi

+ Phụ tử cương: Quan hệ cha – con

+ Phu phụ cương: Mối quan hệ giữa vợ - chồng

Theo tam tự kinh, mối quan hệ giữa vua - tôi quan trọng nhất là cái nghĩa, mối quan hệ cha con với nhau nằm ở cái tình, mối quan hệ giữa vợ chồng, cốt ở sự đồng thuận.

- Ngũ thường:

Ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

+ Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.

+ Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

+ Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

+ Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

+ Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.

- Tam tòng:

Tam tòng trong tiếng Trung được viết là 三从 sān cóng. Tam 三 sān là ba, chữ tòng 从 cóng trong 顺从 shùncóng nghĩa là thuận theo, suy ra tòng có nghĩa là nghe theo, thuận theo, vâng lời, làm theo. Tam tòng dùng để chỉ ba điều mà người phụ nữ xưa bắt buộc, chắc chắn phải nghe theo và làm theo: Tam tòng ở đây chính là tòng phụ, tòng phu và tòng tử. Có thể thấy tam tòng trong xã hội cũ như một sợi dây vô hình trói buộc cuộc đời của người phụ nữ, họ từ khi sinh ra đến khi mất đi không có được cái quyền tự quyết định vận mệnh và cuộc sống của mình, lúc nào cũng phải nghe theo tuân theo những người đàn ông.

- Tứ đức:

Tứ đức gồm: Công, dung, ngôn, hạnh.

Tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.

+ Công: khéo léo trong việc làm.

+ Dung: hòa nhã trong sắc diện.

+ Ngôn: mềm mại trong lời nói.

+ Hạnh: nhu mì trong tính nết.

- Hành đạo:

Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, thiên hạ bình ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm: Nhân trị và Chính danh.

>>> Xem thêm: Giáo dục Nho giáo có hạn chế gì?

--------------------

Trên đây là nội dung cơ bản của Nho giáo và một số kiến thức mở rộng về Nho giáo mà Top lời giải mang đến. Hi vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn mở rộng hành trang tri thức của mình hơn. Hẹn gặp lại bạn ở câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 23/05/2022 - Cập nhật : 23/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads