logo

Nội dung bài Tiếng rao đêm


I/ BỐ CỤC BÀI TIẾNG RAO ĐÊM

- Đoạn 1: Từ đầu đến “nghe buồn đến não ruột”.

- Đoạn 2: Tiếp theo cho đến... “khói bụi mịt mù”.

- Đoạn 3: Tiếp theo cho đến... “cái chân gỗ”.

- Đoạn 4: Phần còn lại của văn bản.


II/ NỘI DUNG BÀI TIẾNG RAO ĐÊM


1. Nội dung bài Tiếng rao đêm ngắn gọn

Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh, một con người, một hành động rất đáng để chúng ta trân trọng và noi theo.


2. Nội dung bài Tiếng rao đêm hay nhất

Ca ngợi hành động cao đẹp của một thương binh, bất chấp mọi hiểm nguy, dám xông vào đám cháy để cứu 1 em bé thoát nạn.


III/ KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

Giọng đọc toàn bài là giọng đọc của một người đang kể chuyện - một câu chuyện đầy sự xúc động nên âm điệu kể nhẹ nhàng, trầm lắng. Tuy vậy, cũng tùy theo từng đoạn để có giọng đọc thích hợp lúc nhanh, lúc chậm. Ngừng nghỉ ở chỗ có các dấu câu. Lên giọng ở những từ mang thông báo gấp gáp. Hạ giọng ở những từ ngữ bộc lộ cảm xúc khi phát hiện ra con người thường ngày đi bán bánh giò lại là một thương binh dám leo vào ngọn lửa để cứu một em bé thoát khỏi cái chết.


IV/ MỘT SỐ TỪ KHÓ BÀI TIẾNG RAO ĐÊM

 - Té quỵ: ngã khuỵu xuống, không gượng dậy được

- Rầm(rầm nhà): Thanh gỗ to hoặc thanh bê tông đặt ngang trên một số điểm tựa để đỡ mái nhà.

- Thất thần: Sắc mặt nhợt nhạt vì quá sợ hãi

- Thoảng thốt: Ngạc nhiên và hoảng hốt

- Tung tích: dấu vết giúp cho việc xác minh, tìm ra đối tượng

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021