logo

Những nguyên tố nào cần thiết cho sự phát triển của cây trồng?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Những nguyên tố nào cần thiết cho sự phát triển của cây trồng” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Sinh học 11.


Những nguyên tố nào cần thiết cho sự phát triển của cây trồng?

Các nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng bao gồm các nguyên tố đa lượng: đạm (N), lân (P), kali (K), các nguyên tố trung lượng gồm có canxi (Ca), magie (Mg), silic (Si), lưu huỳnh (S) …và nhóm nguyên tố vi lượng gồm nguyên tố: Sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu), bo (B), mô líp đen (Mo),…


Tìm hiểu về các nguyên tố trên tác dụng đến sự phát triển của cây


Các yếu tố môi trường tác động đến môi trường sống của thực vật

a. Phi sinh học:

+ ánh sáng mặt trời;

+ độ ẩm (nước);

+ chế độ nhiệt độ;

+ dinh dưỡng.

b. Biotic: tất cả các sinh vật sống bao quanh một thực vật nhất định (động vật, vi sinh vật, nấm).

c. Nhân sinh - ảnh hưởng của con người và các hoạt động của con người trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống và công nghiệp.


Nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây trồng

Tuỳ theo vai trò và nhu cầu của cây trồng mà người ta phân chia các nguyên tố thiết yếu thành từng nhóm:

+ Nhóm đa lượng: Đây là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K).

+ Nhóm trung lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê(Mg).

+ Nhóm vi lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít, bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypđen (Mo), Clo (Cl).

a. Nitơ (N): thuộc nhóm đa lượng, là hợp chất hữu cơ cấu tạo nên diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống. Thiếu N cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng, giảm năng suất, giảm số hoa, chống rụng kém.Tuy nhiên, bón dư đạm sẽ làm cho cây phát triển quá nhanh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép, dễ rụng, nhiều sâu bệnh, chất lượng nông sản giảm, không hiệu quả kinh tế.

b. Photpho (P): Photpho cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ rệt nhất là với cây họ đậu vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh
– Khi thiếu P, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúa thiếu P làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. Cây ngô thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển màu huyết dụ.
– Thừa P không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.

Những nguyên tố nào cần thiết cho sự phát triển của cây trồng?

c. Kali (K): Thuộc nhóm đa lượng, hoạt hóa enzyme kích thích quang hợp tạo vật chất hữu cơ cho cây, tổng hợp và vận chuyển hydrocacbon, protein, chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường, gia tăng kích thước trái, hạt. Điều phối hoạt động của khí khổng, tăng thẩm thấu và điều chỉnh PH cho tế bào cây. Thiếu K mép lá úa vàng, chóp lá chuyển nâu. Cây còi cọc, thân yếu, hoa rụng nhiều. Còn dư thừa ở mức cao sẽ ngăn cản sự hút nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng gây tác động xấu đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây trồng.

d. Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh tham gia trong thành phần protein, axit amin, vitamin, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi lipit và sự hô hấp của cây.
– Biểu hiện đặc chưng khi cây thiếu S cũng có hiện tượng vàng lá như khi thiếu N, tuy nhiên khác vớithiếu N là hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết.

e. Canxi (Ca): là một thành phần của màng tế bào cây nên rất cần thiết cho sự hình thành tế bào mới và làm màng tế bào ổn định, vững chắc. Nó còn cần cho sự hình thành và phát triển của rễ cây. Đặc biệt canxi có vai trò như một chất giải độc do trung hòa bớt các axit hữu cơ trong cây và hạn chế độc hại khi dư thừa một số chất như K+, NH4+. Nó cũng cần thiết cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển gluxit từ tế bào đến các bộ phận dự trữ của cây.

Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước của cây. Ngoài ra, canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt. Thiếu canxi thân cây mềm yếu, hoa rụng, nếu thiếu nặng thì đỉnh chồi có thể bị khô. Ngược lại nếu đất nhiều canxi sẽ bị kiềm, tăng độ pH không tốt với cây.

f. Magiê (Mg): Nó là thành phần cấu tạo chất diệp lục nên giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng hợp chất gluxit trong cây. Magiê tham gia trong thành phần của nhiều loại men, đặc biệt các men chuyển hóa năng lượng, đồng hóa lân, tổng hợp protein và lipit.

Magiê giữ cho độ pH trong tế bào cây ở phạm vi thích hợp, tăng sức trương của tế bào nên ổn định cân bằng nước, tạo điều kiện cho các quá trình sinh học trong tế bào xảy ra bình thường.

g. Sắt (Fe): Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa các enzym của quá trình quang hợp và hô hấp. Nó không tham gia vào thành phần diệp lục nhưng có ảnh hưởng quyết định tới sự tổng hợp diệp lục trong cây. Hàm lượng sắt trong lá cây có quan hệ mật thiết đến hàm lượng diệp lục trong chúng.

- Sự thiếu hụt Fe thường xảy ra trên nền đất có đá vôi. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vì Fe không di động từ lá già về lá non.

- Fe (Sắt) có trong phân vi lượng.

Những nguyên tố nào cần thiết cho sự phát triển của cây trồng? (ảnh 2)

h. Mangan (Mn): Mn là nguyên tố hoạt hóa rất nhiều enzym của các quá trình quang hợp, hô hấp và cố định nitơ phân tử.

– Triệu chứng điển hình khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Nếu thiếu nghiêm trọng sẽ gây khô và chết lá. Triệu chứng thiếu Mn có thể biểu hiện ở lá già hay lá non tùy theo từng loại cây.

e. Đồng (Cu): Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng. Những cây hòa thảo thiếu Đồng có thể không trổ hoa hoặc không hình thành được hạt. Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá thiếu sức trương, rủ xuống và có màu xanh, chuyển sang quầng màu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 29/11/2022