logo

Những điều cần biết về Học viện Hàng không

Trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay về lĩnh vực hàng không dân dụng thì Học viện Hàng không Việt Nam chính là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành mà bạn nên lựa chọn. Trường có vai trò cực quan trọng trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng không của nước nhà. Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về ngôi trường này nhé!


Tổng quan về Học viện Hàng không

Trường được giao quyền tự chủ để thực hiện các nhiệm vụ, tài chính và tổ chức bộ máy cơ cấu, bộ máy nhân sự,… với tư cách pháp nhân và có con dấu riêng của mình, đồng thời được mở tài khoản ngân hàng nhà trường tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại khác hiện nay.

Học viện Hàng không Việt Nam đặt dưới sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cũng nằm trong sự quản lý về hành chính tại nơi trường đào tạo nguồn lực của Ủy ban Nhân Dân TP HCM.

Học viện Hàng không Việt Nam được thành lập từ năm 2006 với tên tiếng Anh chính thức và đầy đủ là VietNam Aviation Academy. Trụ sở chính của học viện được tọa lạc tại số 104 Nguyễn Văn Trỗi, P8, Q.Phú Nhuận, TP HCM. Ngôi trường nằm ngay gần với sân bay Tân Sơn Nhất, điều này tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi để các bạn vừa học và tham gia vào thực tế ngay tại sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam hiện nay này.

Không chỉ có một trụ sở mà hiện nay Học viện Hàng không còn có thêm nhiều trụ sở khác đi vào tuyển sinh và đào tạo học viện. Cụ thể các cơ sở đó có địa chỉ như sau:

+ Cơ sở 2 của học viện được đặt tại số 18A Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình, TP HCM

+ Cơ sở 3: Được thành lập từ năm 2007, học viện thành lập trung tâm đào tạo phi công cơ bản và tiến hành tuyển sinh với khóa học đầu tiên tại cảng sân bay Cam Ranh. Cụ thể địa chỉ tại số 243 Nguyễn Tất Thành, Cam Ranh, Khánh Hòa.

Học viện Hàng không Việt Nam hiện nay có cơ cấu tổ chức gồm có: Hội đồng học viện; hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn; giám đốc và các phó giám đốc; các khoa (Công nghệ thông tin, khoa ngoại ngữ, kỹ thuật hàng không, quản trị kinh doanh, điện – điện tử, khai thác hàng không, bộ môn giáo dục thể chất, bộ môn pháp luật – chính trị, kinh tế hàng không).

Không chỉ có vậy, trường còn có các phòng chức năng như: Phòng hành chính tổng hợp, phòng đào tạo, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế hoạch – tài chính, phòng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, phòng tuyển sinh và công tác sinh viên, phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra – pháp chế.

Học viện Hàng không Việt Nam còn có các trung tâm và viện như: Trung tâm dịch vụ sinh viên, trung tâm ngoại ngữ – tin học hàng không; trung tâm đào tạo nhân viên hàng không; trung tâm Logistics và đào tạo phi công, viện đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực hàng không quốc tế, viện khoa học công nghệ hàng không.

Bên cạnh đó còn có thêm tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam.

Những điều cần biết về Học viện Hàng không đầy đủ nhất

Hệ đại học chính quy và hệ vừa học vừa làm

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (có cả hệ CĐ): sau khi tốt nghiệp bạn sẽ trở thành kỹ sư công nghệ – kỹ thuật có khả năng quản lý, bảo trì, khai thác, sữa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông trong và ngoài ngành hàng không. Có trình độ và năng lực để làm việc ở các trung tâm quản lý bay; các trung tâm, cơ sở điện tử truyền thông, sân bay…

Quản lý hoạt động bay: tốt nghiệp ngành này, sinh viên sẽ trở thành những kỹ sư chuyên ngành có trình độ và năng lực làm việc tại các vị trí kiểm soát không lưu, thủ tục bay, kế hoạch bay, thông báo bay… của trung tâm quản lý bay, các hãng hàng không, cảng, sân bay

Quản trị kinh doanh: Ngành này gồm nhiều chuyên ngành đào tạo như:

- Quản trị kinh doanh hãng hàng không: Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ được công tác tại các Cảng hàng không quốc tế và quốc nội, các xí nghiệp phục vụ mặt đất, xưởng sửa chữa máy bay…

- Quản trị kinh doanh tổng hợp: khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, học viên có thể làm việc tại các hãng hàng không trong nước; các hãng hàng không, sân bay; các hãng hàng không nước ngoài; các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng hay các ngành có liên quan đến hàng không…

- Quản trị kinh doanh vận tải hàng không: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các hãng hàng không trong nước, có thể trở thành các chuyên viên, cán bộ lãnh đạo điều hành quản lý về hàng không hay nghiên cứu các ứng dụng khoa học công nghệ dịch vụ phát triển ngành hàng không.

- Quản trị du lịch: Sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các bộ phận liên quan tới khách hàng của hãng hàng không; các khách sạn, nhà hàng hay các công ty du lịch, lữ hành. Ngoài ra còn có thể tham gia vào các ngành phục vụ khách du lịch, công ty dịch vụ hàng không…

Hệ cao đẳng

Kiểm tra an ninh hàng không: Công việc sau khi tốt nghiệp ngành này chính là thực hiện các nhiệm vụ như soi chiếu, kiểm tra, tuần tra, bảo vệ an ninh, an toàn tại các cảng hàng không, sân bay.

Kiểm soát không lưu: sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành một nhân viên kiểm soát không lưu. Với vị trí này sinh viên sẽ có khả năng điều hành các chuyến bay thuộc vùng thông báo bay Việt Nam, hướng dẫn bay hạ, cất cánh. Có đủ trình độ làm việc tại trung tâm quản lý bay và các lĩnh vực liên quan. Phân loại nhiễu động của tàu bay và áp dụng tiêu chuẩn phân cách tối thiểu, có khả năng làm việc tại các Trung tâm kiểm soát không lưu, phòng thủ tục bay…

Kỹ thuật điện tử tàu bay: sau khi tốt nghiệp ngành này, học viên sẽ là những nhân viên kỹ thuật điện tử có trình độ cao đẳng và có khả năng làm việc với các thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị đối không và hệ thống chuyển điện văn tự, các thiết bị đường dẫn, hệ thống định vị vô tuyến… Ngoài ra, còn có khả năng khai thác, bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là các hệ thống điện, điện tử ở các sân bay, nhà ga, sân đỗ tại các Cảng hàng không, sân bay.

Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay: Tốt nghiệp ngành này bạn sẽ trở thành nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, có khả năng khai thác, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị cơ khí, các thiết bị điện tử, động cơ tàu bay, đủ trình độ và khả năng làm việc tại các xưởng bảo trì, các hàng hàng không.


Học học viện Hàng Không ra thì xin việc ở đâu?

Có rất nhiều nơi làm việc để bạn chọn lựa sau khi tốt nghiệp học viện hàng không. Bạn có thể chọn những địa điểm làm việc ở những nơi như:

Các hãng hàng không: Bạn có thể chọn làm việc tại hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines hoặc hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn các công ty dịch vụ bay như công ty dịch vụ bay VASCO và công ty dịch vụ cầu khí SFC.

Cảng hàng không: đây là một tổ hợp bao gồm sân bay, nhà ga và tất cả các trang thiết bị công trình khác cần thiết được sử dụng hỗ trợ cho máy bay khi vận chuyển hay thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng không khác. Hiện nay có khoảng 20 cảng hàng không được phân bố đều ở 3 khu vực Bắc – Trung – Nam.

Các trung tâm quản lý bay: Bạn có thể lựa chọn các trung tâm quản lý bay như: Nội Bài, Đà Nẵng hay Tân Sơn Nhất. Đây là những đơn vị chức năng điều hành và cung ứng các dịch vụ không lưu, các dịch vụ phụ trợ khác nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả cho tất cả các máy bay dân dụng.

icon-date
Xuất bản : 28/02/2022 - Cập nhật : 03/03/2022