logo

Những điều cần biết khi học luật

Pháp luật được ban hành về cơ bản cũng vì mục đích bảo vệ lợi ích cho mọi người nên người học Luật sẽ là những nhân tố thực thi công lý trong tương lai. Đặc biệt là khi bạn có thể đem lại công bằng cho nhóm người yếu thế trong xã hội thì sẽ càng cảm nhận được sự ý nghĩa của lĩnh vực mình đang theo đuổi.

Tương tự như mỗi trường đại học đều có nội quy yêu cầu sinh viên phải chấp hành, quốc gia nào trên thế giới cũng có các bộ luật dành cho từng lĩnh vực trong xã hội như luật kinh doanh, luật môi trường, luật nhân quyền, luật hôn nhân và gia đình, luật hình sự,… Vậy nên về cơ bản thì ngành Luật sẽ cung cấp cho bạn các thông tin của tất cả bộ luật hiện hành của chính quyền nước sở tại. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu những điểu cần biết khi học Luật nhé!

“Ngành Luật” là một thuật ngữ mang tính khái quát rộng. Đây là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh một số loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Học ngành luật, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về pháp luật. Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị kiến thức khác nhau.

- Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.

- Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…

- Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân… 

- Hệ thống kiến thức chuyên ngành thuộc đa dạng lĩnh vực như:

+ Luật dân sự

+ Luật hình sự

+ Luật kinh tế

+ Luật hành chính

+ Luật đất đai

+ Luật tài chính

+ Luật hôn nhân và gia đình

+ Luật quốc tế

+ Luật tố tụng dân sự

+ Luật lao động

+ Luật nhà nước

Hiện nay có khá nhiều trường trên cả nước đào tạo ngành Luật điểm chuẩn giao động từ 18 – 27 điểm tùy theo khối thi và xét thi kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Các trường đào tạo Luật uy tín hàng đầu cả nước như : Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Khoa Luật – Đại học QG Hà Nội,  Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Luật Huế, Đại học Luật Vinh ngoài ra còn có các trường đào tạo Luật khác

Những điều cần biết khi học luật đầy đủ nhất

Học luật không chỉ đơn giản là học thuộc không phải đơn giản là viết giỏi những bạn đang là sinh viên luật sẽ ít nhất một lần hiểu cảm giác có điều luật đọc cả ngày trời cũng không hiểu được sâu vấn đề cốt lõi, có những điều luật rõ ràng các con chữ là cố định nhưng cách hiểu của mỗi cá nhân các tranh luận trong các con chữ đó là vô định và không hồi kết. Đã quyết tâm theo học ngành này thì yêu cầu bạn phải tư duy nhiều, có kỹ năng phân tích, lập luận phản biện. Tự trau dồi kiến thức để có thể đánh giá đúng các vấn đề pháp lý dựa trên vấn đề đã học.

Học ngành Luật – chỉ  làm Luật sư?

Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng của những ai không hiểu biết về ngành học này. Luật sư chỉ là một trong số các nghề mà sinh viên luật có thể lựa chọn theo đuổi bên cạnh rất nhiều nghề luật khác. Vậy câu hỏi đặt ra nghề luật là gì? “Nghề luật” dùng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước v.v…

Có rất nhiều người băn khoăn về vấn đề học luật khó xin việc, tỉ lệ sinh viên luật thất nghiệp cao tuy nhiên tôi xin khẳng định học luật là một lựa chọn thông minh và sáng suốt vì cơ hội việc làm dành cho sinh viên luật cực nhiều. Đơn cử chứng minh sau khi có bằng cử nhân luật các bạn có thể học thêm các lớp đào tạo để trở thành Luật sư, Công chứng viên. Cơ hội việc làm trong các cơ quan nhà nước ở các vị trí : Chấp hành viên, Thẩm phán, Thư ký tòa án, điều tra viên, kiểm sát viên. Xã hội ngày càng phát triển, doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và mọi hoạt động của doanh nghiệp đều chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật.

Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này. Một số nghề nghiệp trong ngành Luật như:

  • Thẩm phán

Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan Nhà nước cưỡng chế thi hành.

  • Kiểm sát viên

Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.

  • Luật sư

Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh. 

  • Công chứng viên

Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng Nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của công chứng viên là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…

  • Chấp hành viên

Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

- Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…

- Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.

- Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.

- Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.

- Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.

- Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.

- Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.

icon-date
Xuất bản : 28/02/2022 - Cập nhật : 03/03/2022