logo

Những công việc của người làm báo

Nghề báo là từ để báo quát rất nhiều lĩnh vực công việc khác nhau có cùng tính chất, các bạn hoàn toàn có cơ hội để lựa chọn một vị trí việc làm báo chí phù hợp với mình thông qua những tin tuyển dụng báo chí mới nhất. Trước tiên hãy cùng xem nghề làm báo có những công việc gì? Bạn phù hợp với công việc nào?...


Phóng viên

Những công việc của người làm báo

Phóng viên là công việc của một bộ phận trong các cơ quan báo chí. Phóng viên làm các công việc như đi săn tin, quay phim, chụp ảnh, viết tin… Những người làm công việc phóng viên sẽ có nhiệm vụ xây dựng đề cương báo chí, thực hiện viết các tin tức theo sự phân công của cấp trên (Ở đây là Trưởng ban biên tập) và chịu trách nhiệm về những tin tức và bài viết mà mình viết ra.

Phóng viên làm việc tại các tòa soạn, các phòng ban, bộ phận chuyên môn tại tòa soạn, bao gồm: Ban Kinh tế, Văn xã, Khoa học, Pháp luật… tùy vào từng nội dung cũng như đường lối của mỗi tờ báo.

Trong lĩnh vực phóng viên, các bạn còn được chia làm 2 lĩnh vực khác nhau đó là Phóng viên thường trú và phóng viên ảnh:

Phòng viên thường trú

Phóng viên thường trú: Là đại diện có thẩm quyền trong một khoảng thời gian nhất định của một tòa soạn báo, hãng truyền hình, đài phát thanh… tại một địa bàn trong hay ngoài nước để có thể theo dõi, phản ánh một cách kịp thời những thông tin, sự kiện cũng như những vấn đề xảy ra trên địa bàn mà phóng viên đang cư trú để đưa tin tức lên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Để làm tốt nhiệm vụ được giao, các phóng viên thường trú ngoài những kiến thức chuyên ngành, thành thạo về ngôn ngữ khác nhau… các phóng viên thường trú còn cần phải có sự am hiểu về địa bàn đang tìm hiểu: địa hình, văn hóa, bản sắc, phong tục tập quán, truyền thống, lịch sử, pháp luật…

Phóng viên ảnh

Phóng viên ảnh: Là những người phụ trách ghi lại, xử lý các hình ảnh… trong các cơ quan báo chí, các phóng viên ảnh được đào tạo nghiệp vụ báo chí, có chuyên môn cũng như kỹ thuật về ảnh để có thể chụp những bức ảnh có ý nghĩa, chất lượng, mang đậm chất thông tin báo chí.

Xem thêm: Học báo chí ở đâu ?


Biên tập viên

Những công việc của người làm báo

Biên tập viên có nhiệm vụ đúng như cái tên của nó, đó chính là biên tập, đảm bảo và nâng cao chất lượng của tin tức, bài báo, nâng cao tính nghệ thuật của bài báo, điều chỉnh hài hòa những bản thảo, tin tức, hình ảnh của bài báo do các phóng viên và các cộng tác viên thực hiện.

Biên tập viên sẽ khai thác các nguồn tài liên, tin tức, các bài viết, các đề tài… theo các định hướng và kế hoạch của tòa soạn báo. Người biên tập viên nâng cao chất lượng về nội dung, chịu trách nhiệm về nội dung cũng như các bản thảo, đưa ra nhận xét về kỹ thuật, hình thức trình bày, tính thẩm mỹ của bài báo…

Các biên tập viên thường sẽ làm việc ở các tòa soạn báo nhiều hơn so với các phóng viên. Tuy nhiên, với xã hội phát triển nhanh chóng, hiện đại như hiện nay thì các biên tập viên cũng năng nổ đi ra ngoài thực tế để săn tin tức, viết bài và tự biên tập chính tin tức của mình viết ra.


Thư ký tòa soạn

Những công việc của người làm báo

Thư ký tòa soạn là một trong những địa diện, là cánh tay phải của tổng biên tập các tòa soạn báo, đứng sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Thư ký tòa soạn là người có nghiệp vụ, trình độ và chuyên môn giỏi trong lĩnh vực báo chí, có kinh nghiệm làm việc trong nghề báo, có sự nhạy cảm với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội.

Đồng thời, Thư ký tòa soạn phải am hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan để tạo ra được một tin bài chất lượng như: hiểu rõ quy trình làm báo, viết báo, am hiểu các lỗi kỹ thuật, mà ma két, đính chính các lỗi trên mặt báo ngay khi xuất hiện.

Thư ký tòa soạn làm việc chủ yếu trong các tòa soạn mà ít ra ngoài thực tế để săn tin, nhận các tin tức nóng hổi từ các phóng viên, các biên tập viên… Họ thường xuyên phải đối diện với áp lực công việc, khối lượng công việc lớn và đặc biệt là theo sát từng tin từng bài báo được xuất bản hàng ngày.


Tổng biên tập

Những công việc của người làm báo

Tổng biên tập là người đứng đầu tại các cơ quan báo chí, là vị lãnh đạo của các tổ chức và giáo dục đoàn thể của tòa soạn, là người xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết nội bộ, nhằm xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và thân thiện với các độc giả.

Các tổng biên tập là người chịu trách nhiệm chính về mặt nội dung và tư tưởng, hình thức của tờ báo đó. Tổng biên tập là vị trí được Cơ quan chủ quản bổ nhiệm bằng văn bản có tính pháp lý.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021