logo

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc


Nhịp là gì? Nhịp trong âm nhạc là gì?

Nhịp (hay trường canh, tiết nhịp; tiếng Anh: bar, measure) là những khoảng cách thời gian được chia đều trong tác phẩm âm nhạc. Trong ký âm, nhịp được định ra bởi vạch nhịp và ô nhịp. Ô nhịp là một phần của khuông nhạc được xác định bởi số phách cho trước; mỗi phách ứng với một hình nốt cụ thể. Về hình thức, mỗi ô nhịp được giới hạn bởi các vạch nhịp.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc

Thường thì các ô nhịp (không xét ô đầu và ô cuối tác phẩm) có tổng giá trị trường độ của các hình nốt và dấu lặng là bằng nhau, dù về mặt thị giác chúng có thể dài ngắn khác nhau. Trong phương pháp ký hiệu nhạc hiện đại, số phách trong mỗi ô nhịp được quy định ngay từ đầu bản nhạc bởi tử số của số chỉ nhịp, còn mẫu số của số chỉ nhịp thì chỉ giá trị của một phách.


Hình thức và chức năng của vạch nhịp

Về hình thức, ô nhịp được phân định bởi các đoạn thẳng đứng vạch trong khuông nhạc, và những vạch đó được gọi là vạch nhịp hoặc gạch nhịp (barline). Có hai loại vạch nhịp:

  • Vạch nhịp gồm một đoạn thẳng thì gọi là vạch nhịp đơn, có chức năng phân giới từng ô nhịp trong tác phẩm.
Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 2)
  • Vạch nhịp gồm hai đoạn thẳng thì gọi là vạch nhịp đôi hoặc vạch nhịp kép. Có hai tiểu loại vạch nhịp kép: vạch nhịp kép có hai nét như nhau và vạch nhịp kép có một nét nhạt, một nét đậm.Tiểu loại thứ nhất có chức năng kết đoạn hoặc kết lại một phần để sang đoạn mới hoặc phần mới, thay đổi loại nhịp, thay đổi khóa nhạc, ngăn cách các chồng âm hoặc hợp âm.[2] Tiểu loại thứ hai có chức năng kết thúc tác phẩm, có thể đi kèm dấu nhắc lại (repeat sign) hoặc dấu hồi (dấu Segno).
Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 3)

Số chỉ nhịp là gì?

Trong một bản nhạc, số chi nhịp được đặt đầu bản nhạc sau khóa nhạc. Số chỉ nhịp trông như một phân số, trong đó số ở trên biểu thị số phách có trong một ô nhịp; số ở dưới biểu thị cho độ dài của mỗi phách.

Ví dụ:

Nhịp 2/4: Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 ( 1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen ( nốt tròn chia cho 4)

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 4)



Nhịp 3/4: Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 ( 1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen ( nốt tròn chia cho 4)

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 5)

Các nhịp trong âm nhạc

Trong âm nhạc nhịp có 3 loại: nhịp đơn – nhịp kép và nhịp hỗn hợp. Trước khi tìm hiểu chi tiết từng vấn đề bạn nên đọc lại những kiến thức về dấu hóa là gì, dấu lặng là gì, dấu luyến là gì, dấu nối là gì, âm giai là gì….các kiến thức trước chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhạc lý cơ bản đấy.

Nhịp đơn là gì?

Nhịp đơn: Là nhịp có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp

 Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8…

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 6)

Nhịp 2/4:

– Có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ

– Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.

– Thường dùng trong các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 7)

 Nhịp 3/4:

– Có 3 phách: phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ

–  Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.

– Thường dùng trong các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vui tươi, sinh động. Nhạc múa ở Châu Âu. Chopin hay sáng tác nhạc nhịp 3/4.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 8)

Nhịp 2/8,3/8: là những nhịp đơn gồm một phách mạnh. Mỗi phách tương đương 1 móc đơn.

Nhịp kép là gì?

Nhịp kép là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.

Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8…

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 9)

Nhịp 4/4

– Là loại nhịp kép 4 phách:

  • Phách đầu(mạnh)
  • Phách hai nhẹ.
  • Phách 3 mạnh vừa.
  • Phách 4 nhẹ.

–  Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen.
–  Dùng trong các bài hát trang nghiêm: quốc ca, lãnh tụ ca.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 10)

Nhịp 6/8:

– Là nhịp kép, gần như là 2 nhịp 3/8 cộng lại.
– Gồm 6 phách:

  • Phách 1 mạnh
  • Phách 2 & 3 nhẹ.
  • Phách 4 mạnh vừa
  • Phách 5  & 6 nhẹ.

– Mỗi phách tương đương một móc đơn.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 11)

Nhịp hỗn hợp là gì?

Một nhịp hỗn hợp (odd meter) là nhịp chứa cả phách đơn (simple beat) và phách kép (compound beat).

Nhịp hỗn hợp đầu tiên ta tìm hiểu là nhịp 5/8. Nó chứa một phách đơn và một phách kép.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 12)

Thứ tự các phách không quan trọng. Nếu phách kép đặt trước thì nó vẫn là nhịp 5/8.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 13)

Tiếp theo, ta tìm hiểu nhịp hỗn hợp có chứa ba phách.
Nhịp 7/8 là nhịp có hai phách đơn và một phách kép.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 14)

Tương tự, thứ tự các phách là không bắt buộc.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 15)

Phách kép trong nhịp 7/8 thậm chí có thể nằm ở giữa hai phách đơn.

Nhịp 8/8 chứa hai phách kép và một phách đơn.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 17)

Đôi khi người ta nhầm lẫn giữa nhịp 8/8 và nhịp 4/4. Bởi vì cả hai đều chứa các nốt móc đơn.

 

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 18)

Hai nhịp hỗn hợp cuối cùng ta tìm hiểu đều chứa bốn phách.
Nhịp 10/8 chứa hai phách kép và hai phách đơn.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 19)

Nhịp 11/8 thì chứa ba phách kép và một phách đơn.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 20)

Ô nhịp lấy đà

Ô nhịp lấy đà là gì?

Có những tác phẩm mà ô nhịp đầu tiên không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp, khi đó ô này được gọi là ô nhịp lấy đà. Ô nhịp cuối cùng của tác phẩm đó cũng sẽ có số phách không đầy đủ, nhưng nếu cộng ô nhịp đầu tiên với ô nhịp cuối cùng thì đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp và bằng một ô nhịp bình thường trong tác phẩm.

Nhịp là gì, các loại nhịp trong âm nhạc (ảnh 21)

Đặc điểm của ô nhịp lấy đà

Một số cách trình bày bản nhạc có nhịp lấy đà :

– Bản nhạc có nhịp lấy đà thì nhịp kết thúc sẽ không đủ số phách, tổng số phách ở nhịp lấy đà và nhịp kết thúc sẽ bằng một nhịp đầy đủ.

– Thêm dấu lặng vào nhịp mở đầu, hình thức là nhịp đủ số phách nhưng thực chất là nhịp lấy đà.

– Nhiều tác phẩm (đặc biệt là ca khúc) có nhịp lấy đà nhưng nhịp kết thúc vẫn đủ trường độ. Trong bản nhạc, nhịp duy nhất có thể thiếu trường độ, đó là nhịp mở đầu.

icon-date
Xuất bản : 27/05/2021 - Cập nhật : 13/06/2021