logo

Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ” kết hợp với những kiến thức mở rộng về rừng phòng hộ là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm

A. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất

B. Chắn gió bão, sóng biển

C. Nghiên cứu khoa học

D. Cả A,B và C đều đúng

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Chắn gió bão, sóng biển.

Giải thích: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm: Chắn gió bão, sóng biển 

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Rừng phòng hộ dưới đây nhé


Kiến thức mở rộng về rừng phòng hộ


1.Rừng phòng hộ là gì?

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ môi trường bao gồm:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn.

+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.

+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

(Quy định tại Điều 3 – Luật Bảo vệ và phát triển Rừng năm 2004).

Cụ thể:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn:

Đây là những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các dòng sông, hồ…

+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay:

Loại rừng này có tác dụng chủ yếu là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.

+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển:

Đây là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây ương ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng động để hình thành các vùng đất mới.

+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường:

Là các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng chính là điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và kết hợp phục vụ nghỉ ngời, du lịch.

Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm

2. Vai trò của rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ có rất nhiều chức năng khác nhau, mỗi một loại rừng lại đóng vai trò nhất định. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số vai trò chủ đạo của từng loại, cụ thể:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa. Nhờ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Thông thường, loại rừng này được trồng ở vùng núi có độ dốc cao.

+ Khác với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển. Ngoài ra, loại rừng này còn có thể chắn sóng lấn biển, tình trạng sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.

+ Một số loại rừng phòng hộ khác có thể bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là loại rừng có thể điều hòa, chống ô nhiễm môi trường, khu đô thị, du lịch…


3. Quy định đầy đủ về đất rừng phòng hộ

Bên cạnh khái niệm rừng phòng hộ là gì, người dân cần nắm được những quy định về loại đất này. Các quy định về đất rừng phòng hộ đã được quy định đầy đủ và rõ ràng nhất tại Điều 136, Luật Đất đai 2013, cụ thể:

Thứ nhất, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng theo đúng quy định và kế hoạch sử dụng đất đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Thứ hai, tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho gia đình, cá nhân đang sinh sống tại địa phương để bảo vệ và phát triển rừng. Ủy ban Nhân dân cấp huyện giao đất sản xuất nông nghiệp, đất ở cho các cá nhân hoặc hộ gia đình này sử dụng để phục vụ cuộc sống sinh hoạt, canh tác.

Thứ ba, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được phép kết hợp với kinh doanh du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng, cảnh quan,...

Thứ tư, tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực có rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ. Đồng thời các tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu và khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng để bảo vệ và phát triển và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ năm, Cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng. Đồng thời, phải có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

icon-date
Xuất bản : 31/03/2022 - Cập nhật : 21/11/2022