Câu trả lời chính xác nhất: Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. Nhiệm sở là nơi làm việc của cơ quan nhà nước.
Để giúp các bạn hiểu hơn về nhiệm sở và một số thông tin khác liên quan tới cơ quan nhà nước, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
- Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước;
- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật;
- Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành, có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết;
- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định.
- Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định.
Toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn mà một cơ quan nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng những quyền năng nhất định để thực hiện thẩm quyền của mình.
Hệ thống cơ quan nhà nước của nước ta gồm: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
- Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (theo Điều 69 Hiến pháp 2013)
- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…
- Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.
Cơ quan Nhà nước |
Đơn vị sự nghiệp |
|
Ví dụ: |
Ủy ban Nhân Dân Tòa Án Nhân Dân |
Bệnh viện Công lập Trường Đại học Công Lập |
Khái niệm: | Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. | Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước |
Đặc điểm: |
- Mang tính quyền lực Nhà nước; - Nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước; - Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật; -Giám sát thực hiện các văn bản mà mình ban hành; -Có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết; -Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền của cơ quan phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan nhà nước là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định. -Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định. |
- Không mang quyền lực nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước như: Xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính… Các đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công. - Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định; - Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; - Có tư cách pháp nhân; - Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước; - Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. |
Nhiệm sở là cụm từ chỉ nơi làm việc của cơ quan nhà nước.
Bỏ nhiệm sở: “bỏ nhiệm sở” được hiểu là việc một người đi ra khỏi nơi làm việc của mình; với nghĩa khá tiêu cực; khi mà chưa hoặc không được phép của người, cơ quan có thẩm quyền hoặc khi đó họ có trách nhiệm ở tại cơ quan để làm việc. Để rõ hơn, chúng ta có thể tìm hiểu qua ví dụ sau:
- Cán bộ, công chức xã bỏ nhiệm sở để đi du lịch trong những ngày làm việc.
Trong trường hợp này, các cán bộ công chức đã không ở lại ủy ban xã để làm việc; mặc dù đó là trong những ngày làm việc mà không phải ngày nghỉ. Theo nhiệm vụ thì họ phải ở trụ sở để làm việc và thực hiện các công việc theo quy định. Nhưng họ lại không đến cơ quan mà không vì mục đích của công việc.
-------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Nhiệm sở là gì? Cùng với một số kiến thức mở rộng về Cơ quan nhà nước hi vọng sẽ giúp các bạn mở rộng hành trang tri thức. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.