logo

Nhận thức cảm tính là

Câu hỏi: Nhận thức cảm tính là gì?

Lời giải: 

      - Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy.

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

      - Cảm giác

      - Tri giác

      - Biểu tượng

Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức về Nhận thức cảm tính nhé


1. Nhận thức là gì?

[CHUẨN NHẤT] Nhận thức cảm tính là

      - Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.

      - Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.


2. Khái niệm chung về cảm giác và tri giác

2.1 Định nghĩa về cảm giác và tri giác

      - Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh ta đều được bộc lộ bởi hàng loạt các thuộc tính bề ngoài như màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị hoặc âm thanh... Những thuộc tính này tác động đến từng giác quan của chúng ta và cho ta những cảm giác cụ thể. Từ những cảm giác cụ thể, riêng lẻ trên cơ sở kinh nghiệm mà con người có những hình ánh về đối tượng, tức là con người có tri giác về đối tượng. Ví dụ: Nếu ta yêu cầu một người nhắm mắt lại rồi xoè ngửa bàn tay ra, ta đặt nhẹ vào lòng bàn tay họ một vật nhỏ và yêu cầu không được nắm tay lại để sờ mó sự vật đó thì chắc chắn họ sẽ không biết chính xác đó là vật gì, hình dáng, kích thước ra sao mà chỉ có thể biết được vật đó nặng hay nhẹ, nóng hay lạnh... nghĩa là chỉ mới phản ánh dưực từng thuộc tính bổ ngoài đang trực tiếp tác động vào lòng bàn tay, tức là mới có cảm giác về từng thuộc tính bé ngoài.

      - Nhưng cũng ví dụ trên, sau khi đật lên lòng bàn tay người đó một vật nhỏ, ta cho phép họ nắm tay lại, sờ mó đồ vật, thì lúc đó họ có thể nói được tên đồ vật ấy là gì, hình dạng, kích thước... của nó ra sao. Điều này có nghĩa là khi tiếp xúc với nhiều thuộc tính của đồ vật, người đó có thể phản ánh dược một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn các thuộc tính của nó, tức là anh ta đã tri giác được đồ vật. Vậy cảm giác, tri giác là gì?

      - Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.

      - Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác dộng vào các giác quan của chúng ta.

2.2. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác và tri giác

      - Tuy cùng nằm trong mức độ nhận thức cảm tính, song cảm giác và tri giác có những đặc điểm riêng mặc dù chúng có mối quan hệ mật thiết, chi phối lẫn nhau trong q uá trình phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.

a. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác

Cảm giác có những đặc điểm cơ bản sau đây:

      - Cảm giác là một quá trình tâm lí, nghĩa là có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể. Cám giác nảy sinh, diễn biến khi sự vật, hiện tượng khách quan hoặc một trạng thái nào đó của cơ thể đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta. Khi kích thích ngừng tác động thì cảm giác cũng dừng lại.

      - Cảm giác chi phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ. Do vậy, cảm giác chưa phân ánh dược một cách trọn vẹn, đầy đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Nghĩa là, cảm giác mới chỉ cho ta từng cảm giác cụ thể, riêng lẻ về từng thuộc tính của vật kích thích. Mỗi kích thích tác động vào cơ thê cho ta một cảm giác tương ứng.

      - Cảm giác của con người khác xa về chất so với cám giác của con vật. Điểm khác nhau cơ bản là cảm giác của con người mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của cảm giác của con người dược thể hiện như sau:

      - Đối tượng phán ánh của cảm giác ở người không chỉ là những thuộc tính của sự vật, hiện tượng vốn có trong thế giới mà còn phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động và giao tiếp.

      - Cơ chế sinh lí của cảm giác ở người không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn chịu sự chi phối bởi hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai - hệ thống tín hiệu ngôn ngữ.

      - Cảm giác ở người chỉ là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, chứ không phải là mức độ cao nhất, duy nhất như ở một số loài động vật. Cảm giác ở người chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lí khác của con người.

      - Cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hường của hoạt động và giáo dục, tức là cảm giác của người được tạo ra theo phương thức đặc thù của xã hội, do đó mang đặc tính xã hội.

      - Ví dụ: Nhờ hoạt động nghề nghiệp mà có người thợ “đo” được bằng mắt, người đầu bếp “nếm” được bằng mũi, người giáo viên có thê “nhìn” được bằng tai ý thức học tập của học sinh sau lưng mình.

b. Những đặc điểm cơ bản của tri giác

      - Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nhưng tri giác không phải là phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là sự phán ánh cao hơn so với cảm giác. Do vậy, tri giác cũng có những đặc điểm giống với cảm giác, nhưng cũng có những đặc điểm khác với cảm giác.

Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như:

      - Tri giác cũng là một quá trình tâm lí (tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc) phản ánh những thuộc tính trực quan, bề ngoài của sự vật, hiện tượng.

      - Tri giác cũng chỉ phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp khi chúng tác động vào các giác quan của chúng ta.

c. Những đặc điểm chung của nhận thức cảm tính

      - Từ sự phân tích những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cảm giác và tri giác, chúng ta có thể nêu lên những đặc điểm chung của nhận thức cảm tính như sau:

      - Nội dung phản ánh của nhận thức cảm tính là những thuộc tính trực quan, cụ thể, bề ngoài của sự vật, những mối liên hệ và quan hệ về không gian, thời gian chứ chưa phải là những thuộc lính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng trong thế giới.

      - Phương thức phản ánh của nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp bằng các giác quan chứ chưa phải là gián tiếp, khái quát bằng ngôn ngữ (mặc dù trong nhận thức cảm tính của con người chịu ảnh hưởng của những tác động ngôn ngữ).

      - Sản phẩm của hoạt động nhận thức cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới, chứ chưa phải là những khái niệm, quy luật về thế giới.

      - Những đặc điểm trên đây cho thấy, nhận thức cảm tính mới chỉ là mức độ nhận thức ban đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người.


2.3. Vai trò của cảm giác và tri giác

a. Vai trò của cảm giác

      - Trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng của con người, cảm giác có những vai trò quan trọng như sau:

      - Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật) trong hiện thực khách quan, tạo nên mối liên hộ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh. V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa ý thức và thế giới bên ngoài, là sự chuyến hoá của năng lượng kích thích bên ngoài thành hiện tượng ý thức”(l). Tuy nhiên, đây là hình thức định hướng đơn giản nhất từ những mối liên hệ ban đầu của cơ thể với thế giới xung quanh.

      - Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động (trạng thái hoạt hoá) của vỏ não, nhờ đó dàm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường. Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này cho thấy, trong trạng thái “đói cảm giác”, các chức năng tâm lí và sinh lí của con người sẽ bị rối loạn.

      - Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật. Những người câm, mù, điếc đã nhận ra những người thân và hàng loạt dồ vật nhờ cảm giác, đặc biệt là xúc giác.

b. Vai trò của tri giác

      - Với tư cách là một mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác, tri giác có vai trò quan trọng đối với con người, nó là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở người trưởng thành.

      - Tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng điều chính các hành động.

Đặc biệt, hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là quan sát, đã làm cho tri giác của con người khác xa tri giác của con vật. Cùng với sự phát triển và phức tạp dần lên của đời sống xã hội và của các thao tác lao động, quan sát trở thành một mặt tương đối độc lập của hoạt động và đã trở thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học cũng như của nhận thức thực tiễn.

icon-date
Xuất bản : 11/08/2021 - Cập nhật : 12/08/2021