Diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng chiếm trên 50% diện tích của vùng, Đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước là những nhận định chính xác về hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng ở nước ta. Vậy nhận định nào sau đây chưa chính xác về hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng ở nước ta? Hãy để Toploigiai chia sẻ thông tin đến bạn trong bài viết dưới đây.
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ đất chưa sử dụng, sông suối lớn nhất trong cơ cấu.
B. Diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng chiếm trên 50% diện tích của vùng.
C. Đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước.
Đáp án đúng là: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ đất chưa sử dụng, sông suối lớn nhất trong cơ cấu.
Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta đang có sự phân hoá theo vùng và theo từng khu vực. Nhận định Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ đất chưa sử dụng, sông suối lớn nhất trong cơ cấu là nhận định chưa chính xác về hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng ở nước ta
Diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng chiếm trên 50% diện tích của vùng.
Đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước.
Tổng diện tích tự nhiên: 33.134.427 ha, bao gồm: Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.983.482 ha; Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.931.119 ha; Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.219.826 ha (Diện tích chi tiết từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý được thể hiện trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo Quyết định này). Số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2020 được sử dụng thống nhất trong cả nước.
Đất thích hợp trồng rừng và cây lâu năm
Trước đây, diện tích nương rẫy không ngừng mở rộng.
Hiện nay, đẩy mạnh thâm canh ở những nơi có khả năng tưới tiêu. Ngoài ra, chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây ăn quả, cây công nghiệp…Các mô hình sản xuất nông – lâm kết hợp đang được phổ biến.
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp với sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên cần phải cân đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.
>>> Tham khảo: Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ đất ở miền núi - Trung Du nước ta là?