logo

Nhận định nào đúng với tế bào vi khuẩn?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Nhận định nào đúng với tế bào vi khuẩn?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Nhận định nào sau đây đúng với tế bào vi khuẩn?

A. Vật chất di truyền là ADN không kết hợp với prôtêin histon.

B. Nhân có chứa phân tử ADN dạng xoắn kép.

C. Ở vùng nhân không chứa nguyên liệu di truyền

D. Nhân được phân cách với phần còn lại của tế bào bởi màng nhân

Trả lời: 

Đáp án A:  Vật chất di truyền là ADN không kết hợp với prôtêin histon.

Đối với tế bào vi khuẩn Vật chất di truyền là ADN không kết hợp với prôtêin histon.


Kiến thức tham khảo về tế bào vi khuẩn 


1. Vi khuẩn là gì?

- Vi khuẩn hay vi trùng, là một vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ; một số thuộc loại ký sinh trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, không phải thực vật hay động vật, có kích kích thước hiển vi và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quan như ty thể và lục lạp.

- Vi khuẩn là nhóm hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước, chất thải phóng xạ, bên trong những sinh vật khác. Vi khuẩn được cho là sinh vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, khoảng 4 tỷ năm trước. Hóa thạch lâu đời nhất được biết đến là của các sinh vật giống như vi khuẩn. Một gram đất thường chứa khoảng 40 triệu tế bào vi khuẩn. Một mililit nước ngọt thường chứa khoảng một triệu tế bào vi khuẩn. Trái đất được ước tính chứa ít nhất 5 tỷ vi khuẩn và phần lớn sinh khối của trái đất được cho là tạo thành từ vi khuẩn.

Nhận định nào đúng với tế bào vi khuẩn?

2. Cấu tạo của tế bào vi khuẩn

- Khác với các thành viên của protista lớp trên có nhân thật như tế bào động vật và thực vật, vi khuẩn có tế bào nhân sơ, nhân chỉ có một nhiễm sắc thể, không có màng nhân, không có ti lạp thể, không có bộ máy phân bào nhưng các tế bào lại phức tạp hơn.

2.1 Vách tế bào 

- Sự hiện diện của vách tế bào ở vi khuẩn được phát hiện bằng hiện tuợng ly tương, bằng cách nhuộm và bằng phân lập trực tiếp.

- Tác dụng cơ học như siêu âm phối hợp với ly tâm cho phép thu hoạch vách tế bào ròng, tách rời khỏi nguyên tương.

- Vách tế bào vi khuẩn có nhiều chức năng:

+ Duy trì hình thể của vi khuẩn: Vách cứng tạo nên bộ khung, làm cho vi khuẩn có hình thể nhất định .

+ Quyết định tính bắt màu gram của vi khuẩn: Sự bắt màu gram khác nhau ở vi khuẩn gram dương và gram âm là do tính thẩm thấu khác nhau đối với cồn của hai nhóm vi khuẩn đó. Nếu dùng lysozym biến đổi vi khuẩn gram dương thành protoplast không có vách thì protoplast lại bắt màu gram âm.

+ Tạo nên kháng nguyên thân O của vi khuẩn đường ruột: Để điều chế kháng nguyên 0 của vi khuẩn đường ruột xử lý vi khuẩn không di động bằng nhiệt và cồn.

+ Tạo nên nội độc tố của vi khuẩn đường ruột. Nội độc tố chỉ được giải tỏa lúc vi khuẩn bị li giải. Ở vi khuẩn đường ruột, nội độc tố là những phức hợp lipopoly-saccarit dẫn xuất từ vách tế bào.

Nhận định nào đúng với tế bào vi khuẩn? (ảnh 2)

2.2 Màng nguyên tương

- Là màng bán thấm dày khoảng 10nm nằm sát vách tế bào. Người ta có thể chứng minh sự hiện diện của nó bằng hiện tượng ly tương hoặc nhuộm với xanh Victoria 4R. Nó chứa 60-70% lipit, 20-30% protein và một lượng nhỏ hydrat cacbon

2.3 Nguyên tương 

- Nguyên tương bao bọc bên ngoài bởi màng nguyên tương, ở trạng tháí gel, cấu trúc này gồm 80% nước, các protein có tính chất enzyme, cacbohydrat, lipid và các ion vô cơ ở nồng độ cao, và các hợp chát có trọng lượng phân tử thấp. Nguyên tương chứa dày đặc những hạt hình cầu đường kính 18nm gọi là ribôsôm. Ngoài ra còn có thể tìm thấy những hạt dự trữ glycogen, granulosa hoặc polymetaphotphat.

2.4 Nhân tế bào:

* Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5 ụm.

* Cấu tạo:

- Có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5µm.

- Bên ngoài là màng nhân bao bọc (màng kép) dày khoảng 6 - 9 nm. Trên màng có các lỗ nhân.

- Bên trong là dịch nhân chứa chất NST(ADN liên kết với Prôtêin) và nhân con.

Chức năng: Nhân là thành phần quan trọng nhất của tế bào :

- Nơi chứa đựng thông tin di truyền.

- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua điều khiển sự tỏng hợp Prôtêin

 2.5 Lông của vi khuẩn

- Lông chịu trách nhiệm về tính di động của vi khuẩn. Người ta quan sát sự di động của vi khuẩn ở kính hiển vi nhìn ơ giọt treo hoặc đặt một giọt vi khuẩn ở lam kính và phủ một lá kính mỏng. Lông dài 3-12 mm hình sợi gợn sóng, mảnh  10- 20nm ) nên phải nhuộm với axít tannic đê tạo thành một lớp kết tủa làm dày lông dễ phát hiện. Lông phát xuất từ thể đáy ngay bên dưới màng nguyên tương và có chuyển động xoay tròn. Bản chất protein nó tạo nên do sự tập hợp những đơn vị phụ gọi là flagellin tạo thành một cấu trúc hình trụ rỗng. Cách thức mọc lông là một đặc tính di truyền. Ở một số loại nhiều lông mọc quanh thân, ở một số lọai một lông mọc ở cực và ở một số loại khác một chùm lông ở một cực. Nếu lông bị làm mất đi bằng cơ học thì lông mới được tạo thành nhanh chóng. Lông đóng vai trò kháng nguyên như kháng nguyên H ở vi khuẩn đường ruột.

Nhận định nào đúng với tế bào vi khuẩn? (ảnh 3)

2.6 Pili

- Pili cũng là cơ quan phụ như lông. Nó có thể mất đi mà không ảnh hưởng tối sự tồn tại của vi khuẩn. Pili có ở nhiều vi khuẩn Gram âm nhưng đến nay người ta mới biết có ở một số loại Gram dương.

- Cấu trúc: Pili có cấu trúc như lông nhưng ngắn và mỏng hơn. Chức năng: dựa vào chức năng, người ta chia pili làm 2 loại:

+ Pili giới tính hay pili F (fertility) chỉ có ở các vi khuẩn đực, dùng để vận chuyển chất liệu di truyền sang vi khuẩn cái. Mỗi vi khuẩn đực chỉ có một pili này.

+ Pili chung: là những pili dùng để bám. Vì thế người ta còn gọi pili là cơ quan để bám. Mỗi tế bào vi khuẩn có thể có tới hàng trăm pili này.

Nhờ pili này vi khuẩn có thể bám lên bề mặt môi trường lỏng hoặc tế bào. Khả năng gây bệnh của lậu cầu khuẩn cũng liên quan với sự có mặt của pili. Các vi khuẩn có pili dễ dàng bám vào các tế bào có màng nhân.

2.7 Nha bào

- Nhiều loại có khả năng tạo nha bào khi điều kiện sông không thuận lợi. Mỗi vi khuẩn chỉ tạo được một nha bào. Khi điều kiện sông thuận lợi, nha bào vi khuẩn lại nảy mầm đê đưa vi khuẩn trở lại dạng sinh sản.

- Cấu trúc nha bào:

+ ADN và các thành phần khác của nguyên sinh chất nằm trong thể nguyên sinh (thể cơ bản) với tỷ lệ nước thấp.

+ Màng nha bào bao bên ngoài thê nguyên sinh.

+ Vách bao ngoài màng.

icon-date
Xuất bản : 14/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022