logo

Nhà Mạc tập trung xây dựng một lực lượng quân đội mạnh nhằm mục đích chính là

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Nhà Mạc tập trung xây dựng một lực lượng quân đội mạnh nhằm mục đích chính là” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Nhà Mạc tập trung xây dựng một lực lượng quân đội mạnh nhằm mục đích chính là

A. Chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh

B. Chuẩn bị đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra

C. Chuẩn bị chiến tranh xâm lược các nước láng giềng

D. Mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Chuẩn bị đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra

Giải thích: Nhà Mạc tập trung xây dựng một lực lượng quân đội mạnh nhằm mục đích chính là chuẩn bị đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Các đời vua nhà Mạc nhé!


Kiến thức tham khảo về Các đời vua nhà Mạc.


I. Lịch sử nhà Mạc

- Nhà Mạc là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592– tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm.

- Tuy nhiên, giai đoạn sau đó hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.


II. Các đời vua triều đại nhà Mạc

1. Thái Tổ Mạc Đăng Dung (1483-1541)

- Mạc Đăng Dung sinh năm Quý Mão 1483 và mất năm Tân Sửu 1541, thân sinh là Mạc Hịch, thân mẫu là Đặng Thị Hiếu, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, ngụ ở làng Cao Đôi, huyện Bình Hà, tỉnh Hải Dương.

Nhà Mạc tập trung xây dựng một lực lượng quân đội mạnh nhằm mục đích chính là

 

- Thưở nhỏ Mạc Đăng Dung khôi ngô tuấn tú, lại có sức khỏe, theo học với người thầy họ Lê, được thầy yêu mến gả con gái cho. Mạc Đăng Dung có sức khỏe và có chí khí lớn, thường đi đấu vật lấy giải thưởng về sống và làm nghề đánh cá để mưu sinh. Sau đó Mạc Đăng Dung đi thi võ ở kinh đô, trúng lực sỹ được sung vào quân tác vệ chuyên cầm dù theo xe vua. Mạc Đăng Dung đã tiến rất nhanh trên con đường làm quan. Năm Tân Mùi 1511, khi đó Mac Đăng Dung 29 tuổi đã được thăng tới chức Xuyên Bá; kết duyên cùng công chúa Lê Thị Ngọc Minh. Năm Bính Tý 1516, Đời vua Lê Chiêu Tông (1506-1526), Mạc Đăng Dung Được cử Làm trấn thú Sơn Nam với chức phó tướng Tả đô đốc. Trải qua ba đời vua nhà Lê, Mạc Đăng Dung được phong làm Thái sư Nhân quốc công, rồi được phong đến chức An Hưng Vương

- Lợi dụng lúc vua quan ươn hèn, các quan trong và ngoài triều tranh giành quyền lợi, xâu xé lẫn nhau, đục khoét nhân dân, Mạc Đăng Dung đã âm thầm chuẩn bị giành ngôi vua. Từ lúc được làm An Hưng Vương, Mặc Đăng Dung bắt đầu thao túng triều đình, đến tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai lên kinh sư ép vua Lê Cung Hoàng (1507-1527) nhường ngôi cho mình. Lúc bấy giờ nhà Hậu Lê đã quá mục nát và mất lòng dân, nên số đông đã ra đón Mạc Đăng Dung về cung. Mạc Đăng Dung lên làm vua, lập ra vương triều nhà Mạc, sau khi lên làm vua, Mạc Đăng Dung lấy niên hiệu là Minh Đức.

- Ở ngôi vua được 2 năm, Mạc Đăng Dung cũng bắt chước các đời vua nhà Trần, nhường ngôi cho con, còn mình thì lên làm Thái Thượng Hoàng. Năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, tuy nhường ngôi cho con, nhưng trên thực tế Mạc Đăng Dung vẫn nắm quyền triều chính.

- Mạc Đăng Dung vẫn sợ nhà Minh (1368-1644) ở Trung Quốc hạch sách, bèn cắt đất hai châu Vĩnh An, An Quảng gồm 6 động: Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương, và La Phù dâng cho nhà Minh, thuộc vào Khâm Châu, chính việc làm này của Mạc Đăng Dung đã làm cho các nho sỹ trong cả nước bất bình, một số nho sỹ tài giỏi thời bấy giờ như Lương Hữu Khánh cũng từ bỏ nhà Mạc, theo về phò tá nhà Lê Trung Hưng (1533-1789).

- Vào năm Canh Tý 1540, Mạc Đăng Doanh mất, sau khi mất, Mạc Đăng Dung được an táng tại Long Sơn, mộ hiệu là An Lăng, thụy là Nhân minh Cao hoàng đế, miếu hiệu là Thái tổ.

2. Mạc Thái Tông – Mạc Đăng Doanh

- Mạc Đăng Doanh (1530-1540) là con trưởng của Mạc Đăng Dung. Tháng Giêng năm 1530 Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính, tôn cha làm Thái thượng hoàng. 

- Mạc Đăng Doanh làm cung điện nguy nga ở Cổ Trai để Thái thượng hoàng sống ở đó vui thú điền viên, nhưng ngụ ý là trấn giữ một vùng quan trọng làm ngoại viện cho Mạc Đăng Doanh và vẫn định đoạt những việc trọng đại của quốc gia.

- Từ khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua thì ở Thanh Hoá, cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim dựa vào rừng núi ở biên giới Việt - Lào lãnh đạo lực lượng trung hưng nhà Lê ngày càng lớn mạnh. Năm Quý Tỵ - 1533, các cựu thần nhà Lê lập Lê Duy Ninh lên làm vua gọi là Lê Trang Tông.

- Dưới triều nhà Mạc, cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội, thi Đình để tuyển chọn nhân tài. Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng Nguyên dưới triều Mạc Đăng Doanh.

- Ngày 15 tháng Giêng năm Canh Tý - 1540, Mạc Đăng Doanh chết, ở ngôi được 10 năm.

3. Mạc Phúc Hải

- Mạc Phúc Hải là con trưởng của vua Mạc Đăng Doanh, vào năm 1530, Mạc Đăng Doanh lên làm vua, đã lập Mạc Phúc Hải làm Thái tử.

- Năm Canh Tý 1540, vua Mạc Đăng Doanh mất, Mạc Phúc Hải được lập làm vua nối ngôi vua cha, vua mới cho đặt niên hiệu là Quảng Hòa. Sau khi lên làm vua, Mạc Phúc Hải phải lo đối phó với quân nhà Lê từ Ai Lao tiến về Thanh Hoa, đồng thời quân nhà Minh lại áp sát biên giới đe dọa tấn công nước ta. Lần này quân nhà Minh tỏ ra quyết liệt sẽ tấn công xâm lược nước ta, trước tình hình nguy cấp nên vua Mạc Phúc Hải đã phải cùng với ông nội là Thái thượng hoạng Mạc Đăng Dung lên cửa ải Nam Quan dâng thư xung thần với vua Minh Thế Tông nhà Minh, cho nên chiến tranh với phương Bắc đã không xảy ra.

- Năm Tân Sửu 1541, Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung băng hà, Mạc Phúc Hải trực tiếp lãnh đạo đất nước. Cũng như ông nội, và cha của mình, Mạc Phúc Hải cũng rất chú ý đến việc giáo dục thi cử. Nhưng tình hình nhà Mạc lúc đó đã không tận dụng được tài năng thực sự của các Trạng nguyên, Tiến sỹ, một số người sau khi thi đậu đã cáo quan, điển hình nhất là Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoặc một số người theo giúp nhà Lê Trung Hưng như nho sỹ Lương Hữu Khánh…

- Kể từ khi Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bắt đầu cho quân liên tiếp tấn công nhà Mạc, có ý thu phục lại Đông Kinh. Nhưng sự việc chưa thành thì vào năm Ất Tỵ 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng là Dương Chấp Nhất đầu độc chết, bấy giờ quyền hành ở Nam triều rơi hết vào tay của con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm (1503-1570).

- Trong khi đó thì thế lực của nhà Mạc cũng bắt đầu đi xuống, năm Bính Ngọ 1546 vua Mạc Phúc Hải cũng đột ngột qua đời không rõ nguyên nhân, lúc đó nhà vua trẻ này cũng mới ngoài 20 tuổi. Tổng cộng Mạc Phúc Hải ở ngôi vua được 6 năm. Triều đình đặt niên hiệu cho nhà vua là Hiến Tông Hiển hoàng đế.

4. Mạc Tuyên Tông - Mạc Phúc Nguyên

- Mạc Phúc Nguyên (1546-1561). Mạc Phúc Nguyên lên ngôi vua vào tháng 5 năm 1546, lúc đó còn nhỏ tuổi, mọi công việc triều chính đều do chú ruột là Khiêm vương Mạc Kính Điển quyết đoán cả.

- Tháng 7/1557, Mạc Phúc Nguyên sai Mạc Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hoá. Quân Mạc thua to, Mạc Kính Điển phải nhảy xuống sông ẩn nấp suốt 3 ngày mới thoát chết.

- Đến năm Kỷ Mùi - 1559, quân Lê - Trịnh mở cuộc tấn công vào hậu phương của nhà Mạc ở Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Kinh Bắc, Hải Dương... Mạc Phúc Nguyên phải rút vào phòng thủ ở ngoài thành Đông Đô.

- Tháng 12/1561, giữa lúc cuộc chiến Lê - Mạc đang gay go quyết liệt nhất thì Mạc Phúc Nguyên chết vì bệnh đậu mùa. Mạc Phúc Nguyên làm vua được 15 năm.

5. Mạc Mậu Hợp (1561-1592)

- Mạc Mậu Hợp lên làm vua từ lúc 2 tuổi, đến khi chết mới có 30 tuổi, ở ngôi vua 29 năm, lâu nhất trong các đời vua nhà Mạc, Mạc Mậu Hợp chết, vương triều nhà Mạc cũng chính thức bị sụp đổ. Con cháu nhà Mạc bỏ chạy lên Cao Bằng, và đến năm 1677 thì bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, số còn sống sót chạy đi khắp nơi mai danh ẩn tích để giữ dòng giống nhà họ Mạc.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 27/03/2022