logo

Nguyên tắc hệ thống là gì?

Câu hỏi: Nguyên tắc hệ thống là gì?

Trả lời:

Nguyên tắc hệ thống là một trong những nguyên tắc sư phạm chỉ ra giảng dạy và tập luyện TDTT cần phải dựa trên cơ sở khoa học, phải được tiến hành theo một trật tự, một cấu trúc thống nhất và chặt chẽ.

[CHUẨN NHẤT] Nguyên tắc hệ thống

Cùng Top lời giải tìm hiểu Nguyên tắc hệ thống áp dụng trong thể dục thể thao nhé!


1. Nội dung của nguyên tắc hệ thống 

- Nguyên tắc tập luyện hệ thống dựa vào các quy luật của quá trình nhận thức và mối quan hệ mang tính quy luật giữa LVĐ tập luyện và sự phát triển năng lực vận động. Theo nguyên tắc tập luyện hệ thống quá trình tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả cao cần phải đảm bảo tính mục đích, tính tuần tự và tính liên tục.

- Các em cần phải hiểu được mục đích, nội dung của bài tập, tạo được cảm giác, tri giác vận động và hình thành được biểu tượng vận động. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả tập luyện, việc lựa chọn sắp xếp các bài tập, các phương pháp tập luyện cần tuân theo một trật tự nhất định mang tính mục đích, tính khoa học

- Muốn nâng cao sức khỏe, thể lực, hoàn thiện các động tác TDTT cần phải tập luyện thường xuyên và liên tục.


2. Nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể chất

Dưới đây là một số nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể dục được các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ mà bạn có thể áp dụng đối với bản thân.

– Tính thường xuyên của các buổi tập:

+ Nếu tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi về cấu trúc, chức năng, về hình thái vận động và phát triển các tố chất vận động. Chỉ cần ngừng tập luyện trong một thời gian ngắn là những mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa xuất hiện đã bắt đầu mờ tắt đi và các chức năng cơ thể vừa đạt được đã bị giảm… Do đó hoàn thiện thể chất chỉ có thể đạt được trong giáo dục thể chất khi tập luyện thường xuyên.

+ Tính thường xuyên được đảm bảo trong khoảng thời gian giữa 2 lần tập, 2 buổi tập, 2 chu kỳ tập luyện không được quá dài làm mất đi những biến đổi có lợi của những lần tập trước. Cụ thể của tính thường xuyên là một tuần tập 2-3 buổi đối với người thường, 10-12 buổi đối với vận động viên có trình độ tập luyện cao.

– Sự luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi:

+ Kết quả trực tiếp của tập luyện sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng lực hoạt động bị giảm xuống, nghỉ ngơi sau tập luyện thì năng lực vận động được phục hồi và hồi phục vượt mức. Nếu sau từng buổi tập mà nghỉ quá lâu thì hiệu quả của tập luyện sẽ bị giảm bớt và dần trở về mức độ ban đầu.

+ Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể chất là không cho phép nghỉ đến mức mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện. Vì vậy, về nguyên tắc buổi tập sau được tiến hành trên “dấu vết” của buổi tập trước, đồng thời củng cố sâu thêm các dấu vết đó (tạo hiệu quả tích lũy).

+ Về nguyên tắc buổi tập sau được tiến hành khi cơ thể đã hồi phục vượt mức sau lần tập luyện trước do nghỉ ngơi. Thông thường được bố trí vào 1 trong 3 thời điểm sau:

Tiến hành khi năng lực vận động chưa trở lại trạng thái hồi phục. Thường dùng cho vận động viên có trình độ cao trong huấn luyện sức bền.

Tiến hành khi năng lực vận động đã hồi phục và hồi phục vượt mức ban đầu. Thường dùng trong huấn luyện và giáo dục sức nhanh, sức mạnh.

Tiến hành khi năng lực vận động đã hồi phục vượt mức, thường dùng cho người mới tập và huấn luyện kỹ thuật động tác và giáo dục sức mạnh, sức nhanh.

icon-date
Xuất bản : 06/11/2021 - Cập nhật : 07/11/2021