logo

Nguyên tắc đa phân là gì?

Câu trả lời đúng nhất: Nguyên tắc đa phân là nguyên tắc có ADN được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit, gồm 4 loại A, T, G, X. Nguyên tắc đa phân là nguyên tắc mà đại phân tử cấu trúc từ các đơn phân của chúng. Ví dụ prôtêin cấu trúc từ đơn phân là axit amin, ADN cấu trúc từ các đơn phân là nuclêôtit…

Sinh học là một môn rất phức tạp với những nguyên tắc và cấu trúc rắc rối, trong đó nguyên tắc đa phân là một nguyên tắc khá khó. Vậy ý nghĩa của nguyên tắc đa phân là gì?  Hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhé!


1. Nguyên tắc đa phân là gì?

Nguyên tắc đa phân là nguyên tắc có ADN được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit, gồm 4 loại A, T, G, X. Nguyên tắc đa phân là nguyên tắc mà đại phân tử cấu trúc từ các đơn phân của chúng. Ví dụ prôtêin cấu trúc từ đơn phân là axit amin, ADN cấu trúc từ các đơn phân là nuclêôtit…

Nguyên tắc đa phân là gì

2. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung

a. khái niệm

- Nguyên tắc bổ sung Các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

+ A – T liên kết với nhau bằng 2 liên kết H

+ G - X liên kết với nhau bằng 3 liên kết H

- Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa): trong quá trình tổng hợp AND con 1 mạch của AND mẹ sẽ được giữ lại. AND con có 1 mạch có nguồn gốc từ AND mẹ, 1 mạch được lấy từ nguyên liệu môi trường nội bào.

b. Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung

- Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho phân tử ADN vừa có tính ổn định để thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền, vừa dễ dàng tách rời 2 mạch đơn để thực hiện các chức năng tự sao và sao mã trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền.

- Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác để tạo ra các phân tử ADN mới giống hệt nó, từ đó đảm bảo cho sự ổn định ADN đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cơ thể và qua các thế hệ kế tiếp nhau.

- Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho sự truyền đạt thông tin di truyền từ ADN m-ARN trong quá trình tổng hợp m-ARN.

- Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho sự xác định đúng vị trí các axit amin trên chuỗi polypeptit trong quá trình giải mã tổng hợp prôtêin. Nhờ đó thông tin di truyền đã được truyền đạt chính xác từ ADN prôtêin.


3. Phân tử protein cấu trúc theo nguyên tắc đa phân

Phân tử protein cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin. Khối lượng 1 phân tử của một axit amin bằng 110 đvC. Mỗi axit amin gồm 3 thành phần, đó là: nhóm cacbôxy – COOH, nhóm amin – NH2, gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại axit amin khác nhau.

Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit CO-NH (nhóm amin của axit amin này liên kết với nhóm cacbôxy của axit amin tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử protein gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit.

Protein có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:

– Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit có dạng mạch thẳng.

– Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có cấu trúc xoắn hình lò xo alpha hoặc gấp nếp beta, các nếp gấp và vòng xoắn được cố định bởi các liên kết hiđro giữa các axit amin gần nhau.

– Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc tạo thành cấu trúc không gian đặc trưng cho mỗi loại protein bằng các liên kết đisunfua, liên kết ion, vander van… giúp tăng tính bền vững của phân tử protein.

– Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành phân tử protein hooàn chỉnh, có cấu trúc không gian đặc trưng.

Protein chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc cấu trúc bậc 4).

Protein đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.

icon-date
Xuất bản : 28/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022