Câu trả lời đúng nhất: Trong di truyền học, sinh học phân tử, nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc liên kết giữa một nucleotide và một nucleotide khác đối diện, trong các DNA hay RNA. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc AND được thể hiện: A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại. Nguyên tắc bổ sung dẫn tới A=T; G=X ↔ A+G=T+X
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc AND: A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại. Nguyên tắc bổ sung dẫn tới A=T; G=X ↔ A+G=T+X
DNA là từ viết tắt của deoxyribonucleic acid, nó được tạo thành từ các đơn vị nucleotide. DNA là một phân tử cực kỳ quan trọng đối với không chỉ con người, mà đối với hầu hết các sinh vật khác. DNA chứa vật liệu di truyền và gen - đó là thứ khiến chúng ta trở nên độc nhất.
Một bộ DNA hoàn chỉnh chứa 3 tỷ bazơ, 20.000 gen và 23 cặp nhiễm sắc thể. Chúng ta thừa hưởng một nửa DNA từ tinh trùng của cha và một nửa từ trứng của mẹ.
Trên thực tế DNA rất dễ bị phá hủy, ước tính có hàng chục ngàn sự kiện gây tổn hại đến DNA xảy hằng ngày trong mỗi tế bào của chúng ta. Các tổn hại này có thể xảy ra do lỗi sao chép DNA, do gốc tự do và do chúng ta tiếp xúc với bức xạ UV. Nhưng may thay, các tế bào của chúng ta lại có những protein chuyên biệt có khả năng phát hiện và sửa chữa nhiều trường hợp DNA bị phá hủy.
DNA chứa các hướng dẫn cần thiết cho một sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Các hướng dẫn này được lưu trữ trong chuỗi các cặp bazơ nucleotide. Các tế bào đọc mã tại một thời điểm để tạo ra các protein cần thiết cho sự tăng trưởng. Mỗi nhóm gồm ba bazơ tương ứng với các axit amin cụ thể, là các khối xây dựng của protein.
Ví dụ, các cặp bazơ T-G-G chỉ định axit amin tryptophan, trong khi các cặp bazơ G-G-C chỉ định axit amin glycine. Một số kết hợp, như T-A-A, T-A-G và T-G-A cũng chỉ ra sự kết thúc của chuỗi protein. Protein được tạo thành từ sự kết hợp khác nhau của các axit amin. Khi được đặt cùng nhau theo đúng thứ tự, mỗi protein có cấu trúc và chức năng riêng trong cơ thể.
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau:
- Tính chất bổ sung của hai mạch, do đó khi biết trình tự đơn phân cùa một mạch thì suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại.
- Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN: A = T, G = X => A + G = T + X
>>> Xem thêm: Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN
– Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho phân tử ADN vừa có tính ổn định để thực hiện chức năng bảo quản thông tin di truyền, vừa dễ dàng tách rời 2 mạch đơn để thực hiện các chức năng tự sao và sao mã trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền.
– Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác để tạo ra các phân tử ADN mới giống hệt nó, từ đó đảm bảo cho sự ổn định ADN đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cơ thể và qua các thế hệ kế tiếp nhau.
– Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho sự truyền đạt thông tin di truyền từ ADN m-ARN trong quá trình tổng hợp m-ARN.
– Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho sự xác định đúng vị trí các axit amin trên chuỗi polypeptit trong quá trình giải mã tổng hợp prôtêin. Nhờ đó thông tin di truyền đã được truyền đạt chính xác từ ADN prôtêin.
-----------------------
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc DNA là một trong những kiến thức khó của bộ môn Sinh học 9. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!