Câu trả lời đúng nhất: Các nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất có thể do tự nhiên, và có thể do hoạt động của con người gây nên hoặc do các vi sinh vật gây ra
Nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất là do tự nhiên gây nên như sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở, thay đổi khí hậu, thời tiết: mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão, lũ quét, rửa trôi xói mòn vùng đồi núi và ngập úng ở vùng thấp trũng hoặc do lãnh thổ có độ dốc cao, lượng dòng chảy phong phú và có tốc độ khá lớn dễ làm xói mòn đất, rửa trôi và suy thoái chất hữu cơ, trong khi canh tác nương dãy, cây trồng cạn hàng năm theo kiểu quảng canh đã không có tác động bảo vệ đất.
Nhiều hoạt động sản xuất của con người dẫn đến làm thoái hoá và sa mạc hoá đất như: chặt đốt rừng làm nương rẫy, không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, bổ sung chất hữu cơ cho đất, không trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu mà trồng độc canh, chăn thả gia súc bừa bãi. Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùng
Để tìm hiểu thêm về những nguyên suy thoái tài nguyên đất là gì? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu bài viết dưới đây!
Các nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất có thể do tự nhiên, và có thể do hoạt động của con người gây nên hoặc do các vi sinh vật gây ra
- Nguyên nhân của thoái hoá đất do tự nhiên gây nên như sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở, thay đổi khí hậu, thời tiết: mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão, lũ quét, rửa trôi xói mòn vùng đồi núi và ngập úng ở vùng thấp trũng hoặc do lãnh thổ có độ dốc cao, lượng dòng chảy phong phú và có tốc độ khá lớn dễ làm xói mòn đất, rửa trôi và suy thoái chất hữu cơ, trong khi canh tác nương dãy, cây trồng cạn hàng năm theo kiểu quảng canh đã không có tác động bảo vệ đất.
- Nhiều hoạt động sản xuất của con người dẫn đến làm thoái hoá và sa mạc hoá đất như: chặt đốt rừng làm nương rẫy, không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, bổ sung chất hữu cơ cho đất, không trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu mà trồng độc canh, chăn thả gia súc bừa bãi.
- Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên. Tại một số vùng trồng rau, hiện nay vẫn còn có tập quán sử dụng phân cá chưa qua xử lý. Kết quả làm cho đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Khi bón phân cá vào đất, do trong phân có chứa các cation Na + tích lũy cao gây thay đổi tính chất vật lý đất, phá hủy cấu trúc đoàn lạp làm đất bị chai cứng, bí chặt, không thoát nước người dân phải thay đất sau một thời gian canh tác.
- Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùng
Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác sẽ dẫn đến đất bị thoái hoá theo con đường bạc màu hoá hoặc bạc điền hoá (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất.
>>> Xem thêm: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất?
Sự phục hồi đất là cách thức tự trả lại cho đất những tính chất và khả năng sản xuất mà nó từng có trước khi lâm vào tình trạng suy thoái. Hay nói cách khác, đó là những biện pháp khoa học kỹ thuật tác động vào các loại đất đã, đang bị suy thoái (do quá trình sử dụng đất không hợp lý hoặc do tác động của môi trường xung quanh gây nên), nhằm tạo cho đất trở lại với những tính chất và khả năng ban đầu.
- Kiến thiết đồng ruộng
+ Canh tác đất dốc: Phải đảm bảo chống xói mòn rửa trôi đất, chống hiện tượng đất bị khô hạn, dẫn đến kết von đá ong hóa. Biện pháp kiến thiết ruộng trên đất dốc hữu hiệu nhất là làm ruộng bậc thang, trồng cây theo đường đồng mức.
- Biện pháp tưới tiêu
Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thoái hóa.
Kỹ thuật tưới tiêu nước cũng rất quan trọng. Nhìn chung, do đặc tính vật lý của các loại đất này phần lớn là kém, khả năng giữ nước giữ ẩm kém, nên cần áp dụng các kỹ thuật tưới đảm bảo đưa lượng nước tưới thấm dần vào đất ( tưới nhỏ giọt), đồng thời tránh tạo dòng chảy trên bề mặt. Như vậy, vừa sử dụng được lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa tăng độ ẩm và giữ ẩm cho đất và tránh được sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như tránh tạo nên dòng chảy gây xói mòn và rửa trôi đất khi tưới.
- Biện pháp sinh học và hữu cơ
Hầu hết các loại đất bị suy thoái đều có đặc điểm đặc trưng là nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất, dẫn đến đất xuất hiện nhiều tính chất lý hóa và sinh học xấu của đất như mất kết cấu, khả năng giữ ẩm kém, khả năng hấp phụ thấp, hàm lượng dinh dưỡng đất (độ phì nhiêu đất) thấp. Nguyên nhân chính của nhiều loại đất bị suy thoái như ngày nay là do bị khai phá mất lớp thảm thực vật ban đầu (khai hoang phá rừng làm nương rẫy), sử dụng triệt để các nguồn và các sản phẩm hữu cơ của đất trong sản xuất mà không trả lại cho đất lượng hữu cơ nào, không bón hoặc bón rất ít phân hữu cơ cho cây trồng, không đủ lượng hữu cơ đã lấy đi của đất. Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất và được chú ý nhất nhằm phục hồi đất bị suy thoái là biện pháp sinh học/hữu cơ. Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tiễn trong việc phục hồi đất đã bị suy thoái bằng biện pháp này đã chứng minh rằng sau một thời gian ngắn, đất được phục hồi độ phì và khả năng sản xuất rõ rệt. Hơn nữa, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta, các loại cây trồng và thực vật sinh trưởng phát triển mạnh, đã tạo sinh khối lớn, trả lại chất hữu cơ cho đất, đó là:
+ Tàn tích hữu cơ: rễ cây, thân lá rụng, rơi vào đất, được để lại đất sau thu hoạch.
+ Các hệ thống trồng trọt luân canh, xen canh, trồng theo băng giữa cây trồng chính và cây cải tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu (lạc dai, điền thanh, muồng hoa vàng, keo dậu…)
+ Các hệ thống nông lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày bổ sung chất hữu cơ cho nhau và cho đất.
+ Các phương thức bổ sung chất hữu cơ cho dất như bón phân hữu cơ, phủ vật liệu hữu cơ cho cây trồng chính, trồng cây phủ đất đa tác dụng cho cây trồng chính.
-----------------------
Đất đã suy thoái sẽ rất khó để khắc phục, cho nên mọi người cần nắm rõ được nguyên nhân và sử dụng đất một cách hiệu quả nhất để vừa tăng năng suất lao động, vừa giữ gìn đất một cách tốt nhất. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!