logo

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành sản xuất lúa ở nước ta có sản lượng và năng suất tăng trong thời gian qua là

icon_facebook

Phát triển kinh tế gia đình ngay trên mảnh đất quê hương là điều mà nhiều hội viên nông dân mong mỏi. Và trên những mảnh đất quê hương ấy, đã xuất hiện nhiều nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, “bám đất, bám ruộng”, tích tụ ruộng đất, ứng dụng thành công khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành sản xuất lúa ở nước ta có sản lượng và năng suất tăng trong thời gian qua là tính cần cù, chăm chỉ của người lao động.


Câu hỏi: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành sản xuất lúa ở nước ta có sản lượng và năng suất tăng trong thời gian qua là

A. Tính cần cù, chăm chỉ của người lao động.

B. Chính sách đổi mới trong sản xuất nông nghiệp của Nhà nước.

C. Thời tiết diễn biến ổn định, kéo dài.

D. Diện tích gieo trồng lúa tăng lên.

Đáp án đúng là: A. Tính cần cù, chăm chỉ của người lao động.


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án A

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành sản xuất lúa ở nước ta có sản lượng và năng suất tăng trong thời gian qua là tính cần cù, chăm chỉ của người lao động. Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của người Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành sản xuất lúa ở nước ta có sản lượng và năng suất tăng trong thời gian qua là tính cần cù, chăm chỉ của người lao động

- Tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động sản xuất của người Việt Nam

Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của người Đông Á, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động là điều phải làm vì có như vậy mới có của cải vật chất. Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của người Việt Nam luôn gắn với sự dành dụm, tiết kiệm và trở thành đức tính cần có như một lẽ tự nhiên. Như vậy, đầu tiên, đức tính cần cù, sáng tạo và tiết kiệm trong lao động chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự cần cù, sáng tạo đi đôi với thực hành tiết kiệm trong lao động sản xuất của mỗi người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa thiết thực, bởi đây chính là động lực tiên quyết nhằm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, qua đó tự mỗi người đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Những yếu tố này góp phần cùng các điều kiện thuận lợi đã khiến Việt Nam ngày càng tăng năng suất lúa.


- Tình hình sản xuất lúa

Nước ta có nhiều điều kiện để sản xuất lúa: Đất phù sa màu mỡ ở Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mạng lưới sông ngòi dày đặc…Nước ta đi lên từ ngành công nghiệp lúa nước nên nhân dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất

Diện tích lúa đạt 7,2 triệu ha (năm 2007): năng suất lúa, sản lượng không ngừng tăng lên

Sản lượng lúa tăng mạnh

Bình quân lúa/ đầu người cao gần 500kg/người/năm

Việt Nam là trong những nước sản xuất gạo hàng đầu trên thế giới

Diện tích lúa Phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng, đây là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Các tỉnh trồng nhiều lúa là An Giang, Đồng Tháp , Kiên Giang


- Sản lượng lúa trong những năm gần đây

Lúa là cây trồng hàng năm chủ lực của nước ta. Sản xuất lúa gạo đánh dấu một năm sản xuất lúa thắng lợi với năng suất tăng ở tất cả các mùa vụ, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2021 đạt 7,24 triệu ha, tuy giảm 38,3 nghìn ha so với năm trước nhưng năng suất trung bình cả năm đạt cao với 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,88 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn.

Vụ đông xuân là vụ lúa cho tỷ trọng sản lượng lớn nhất trong năm, chiếm gần 47% sản lượng lúa sản xuất cả năm. Diện tích gieo trồng lúa đông xuân 2021 cả nước đạt 3.006,8 nghìn ha, bằng 99,4% vụ đông xuân năm trước do xu hướng đô thị hóa, chuyển dịch lao động và chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng. Năng suất đạt 68,6 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha, sản lượng đạt 20.629,5 nghìn tấn, tăng 755,1 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm trước. Trong đó các địa phương phía Bắc, năng suất đạt 52,7 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha, sản lượng đạt 7.004,1 nghìn tấn, tăng 128,7 nghìn tấn; các địa phương phía Nam, năng suất đạt 71 tạ/ha, tăng 3,5 tạ/ha, sản lượng đạt 13.625,4 nghìn tấn, tăng 626,4 nghìn tấn. Kết quả sản xuất lúa đông xuân đạt được như vậy do thời tiết thuận lợi, nguồn nước tưới tiêu được cung ứng hợp lý, sâu bệnh được kiểm soát và diệt trừ kịp thời, cây lúa phát triển khá. Một số tỉnh có năng suất, sản lượng lúa đông xuân tăng nhiều so với cùng kỳ như: Kiên Giang năng suất tăng 3 tạ/ha, sản lượng tăng 43,8 nghìn tấn; Long An năng suất tăng 1,4 tạ/ha, sản lượng tăng 28,4 nghìn tấn; Ninh Thuận năng suất tăng 1,6 tạ/ha, sản lượng tăng 38,7 nghìn tấn.

>>>Tham khảo: Trong khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu hướng tăng là vì

icon-date
Xuất bản : 03/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads