logo

Nguyên nhân nào làm cho máu ở tĩnh mạch trở nên đỏ thẫm

Câu trả lời đúng nhất: Trong cơ thể con người, hệ mạch đóng vai trò qua trọng. Nó được chia ra làm 3 loại: Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, có chức năng vận chuyển nước, oxy, CO2, các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Máu của chúng ta đi qua tĩnh mạch sẽ có màu đỏ thẫm. Nguyên nhân làm cho máu ở tĩnh mạch trở nên đỏ thẫm là vì trong tĩnh mạch có chứa ít Oxi nhưng lại nhiều CO2

Cùng Top lời giải tìm hiểu về máu để làm rõ câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!


1. Vị trí của mạch máu

Hệ thống mạch máu trong cơ thể người là một phần của hệ tuần hoàn, có dạng ống, nối tiếp nhau hợp thành hệ thống kín dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể sau đó quay trở về tim. Hệ thống mạch máu trong cơ thể có chức năng vận chuyển nước, oxy, CO2, các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.

Có thể ví hệ thống mạch máu như phần rễ của cây. Ban đầu động mạch chủ sẽ có kích thước to nhất sau đó phân thành nhiều nhánh với kích thước nhỏ dần gọi là tiểu động mạch. Càng di chuyển xa tim, thiết diện mạch máu sau theo quy luật sẽ nhỏ hơn so với thiết diện mạch máu trước nhưng quy cho cùng tổng thiết diện của hệ thống mạch sẽ tăng.

>>> Xem thêm: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?


2. Phân loại và chức năng mỗi loại

Mạch máu trong cơ thể gồm 3 loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

a. Động mạch

Máu được truyền từ tim đến động mạch chủ sau đó di chuyển qua tiểu động mạch và đi vào các mô kế đến là mao mạch. Như vậy, chức năng chính của động mạch là vận chuyển máu từ tim đến các mô. Máu được bơm từ tim tống đi với lực lớn vì vậy, để đảm nhận được trách nhiệm, cấu tạo của động mạch thường rắn chắc và cứng cáp hơn so với mao mạch, tĩnh mạch. Cụ thể, thành động mạch khỏe, dày, được phân thành tổng cộng 3 lớp như sau:

Lớp trong: hay còn gọi là lớp nội mạc thường được cấu tạo bởi những tế bào nội mô dẹt. Lớp trong nằm tại vị trí trong cùng, tiếp nối với lớp đàn hồi trong và tiếp xúc trực tiếp với máu.

Lớp giữa: hay lớp áo giữa thường là lớp dày nhất được cấu tạo bởi tế bào cơ trơn cùng những sợi đàn hồi.

Lớp ngoài: được tạo thành từ những liên kết sợi mà chủ yếu là sợi collagen cùng sợi đàn hồi. Chức năng chính của lớp ngoài là nâng đỡ và bảo vệ mạch máu.

Nguyên nhân nào làm cho máu ở tĩnh mạch trở nên đỏ thẫm

b. Tĩnh mạch

Tĩnh mạch là những mạch máu có chức năng vận chuyển máu từ các mô trở về tim. Những mạch máu này bắt nguồn từ mao mạch. Dòng máu từ mao mạch đổ vào hệ thống mạch máu đầu tiên gọi là tiểu tĩnh mạch. Tiểu tĩnh mạch tập trung thành đổ máu về những tĩnh mạch lớn. Từ đó máu được dẫn trở về tim.

Tĩnh mạch cũng được cấu tạo bởi 3 lớp. Tuy nhiên, thành của tĩnh mạch mỏng hơn động mạch. Lớp áo trong của hệ tĩnh mạch có các van tĩnh mạch. Đó là những nếp chập đôi của lớp áo trong, có tác dụng cho máu chảy theo một chiều.

c. Mao mạch

Mao mạch là một hệ thống gồm những mạch máu nhỏ. Thành mao mạch chỉ có một lớp tế bào nội mô, giữa các tế bào này có những lỗ nhỏ để cho quá trình trao đổi chất giữa các tế bào và máu được thực hiện.

Các mao mạch là nơi xảy ra sự trao đổi O2, CO2, chất dinh dưỡng giữa máu và các bộ phận. Để đảm bảo chức năng này, máu lưu thông chậm lại trong mạng lưới mao mạch. Có khoảng 10.000 triệu mao mạch và tổng diện tích trao đổi khoảng 500-700m2.

>>> Xem thêm: Loại mạch máu nào có chức năng nuôi dưỡng tim


3. Màu của máu

Trong cơ thể người có lúc thì đỏ tươi, có khi thì đỏ thẫm. Màu của máu do chất hemoglobin (còn được gọi là huyết sắc tố, viết tắt là Hb hoặc Hgb) quy định. Là một trong thành phần cấu tạo nên hồng cầu.

Ở động mạch có máu màu đỏ tươi vì có nhiều oxi tại đây. Máu của chúng ta đi qua tĩnh mạch sẽ có màu đỏ thẫm. Nguyên nhân làm cho máu ở tĩnh mạch trở nên đỏ thẫm là vì trong tĩnh mạch có chứa ít Oxi nhưng lại nhiều CO2.


4. Chức năng của mạch máu

Các mạch máu có chức năng vận chuyển máu. Nói chung, các động mạch và tiểu động mạch vận chuyển máu đã được oxy hóa từ phổi đến cơ thể và các cơ quan trong cơ thể. Các tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch vận chuyển máu đã được khử oxy từ cơ thể đến phổi. Trong tất cả các động mạch ngoại trừ động mạch phổi, hemoglobin được bão hòa cao (95-100%) với oxy. Trong tất cả các tĩnh mạch ngoài tĩnh mạch phổi, độ bão hòa của hemoglobin là khoảng 75%. Ngoài việc vận chuyển oxy, máu còn mang các hormone, và chất dinh dưỡng cho tế bào của cơ thể.

Máu được đẩy qua các động mạch và tiểu động mạch nhờ áp lực tạo ra bởi nhịp tim. Các mạch máu cũng vận chuyển các tế bào hồng cầu chứa oxy cần thiết cho các hoạt động hàng ngày. Lượng hồng cầu có trong máu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Xét nghiệm hematocrit có thể được thực hiện để tính toán tỷ lệ tế bào hồng cầu trong máu của bạn. Tỷ lệ hồng cầu cao hơn bình thường liên quan đến các tình trạng như mất nước hoặc bệnh tim trong khi tỷ lệ thấp hơn có thể liên quan thiếu máu và mất máu lâu dài.

Động mạch và tĩnh mạch ở một mức độ nào đó có thể điều chỉnh đường kính bên trong của chúng bằng cách co lại các lớp cơ. Điều này làm thay đổi lưu lượng máu đến các cơ quan hạ lưu, được điều khiển bởi hệ thống thần kinh tự chủ. Sự giãn mạch và co mạch cũng được sử dụng đối kháng như các phương pháp điều nhiệt.

------------------------------------

Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho máu ở tĩnh mạch trở nên đỏ thẫm? Bài viết đã giải thích chi tiết và cung cấp thêm kiến thức về mạch máu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

icon-date
Xuất bản : 16/08/2022 - Cập nhật : 16/08/2022