logo

Nguyên nhân hội nghị Phongtennoblo không có kết quả

Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ 6-3, các thế lực thực dân hiếu chiến phản động ở Đông Dương tìm cách hạ thấp ý nghĩa của Hiệp định, trì hoãn việc thi hành, tiếp tục tiến hành chiến tranh ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, lập ra "Chính phủ Nam Kỳ" và "nước Cộng hoà Nam Kỳ".Cũng do lập trường thực dân ngoan cố và hiếu chiến, Hội nghị trù bị Đà Lạt diễn ra trong 22 ngày không đạt kết quả nào. Tuy vậy, Hội nghị là bước hai bên thăm dò, tìm hiểu lập trường của nhau, ý đồ của Pháp đã bộc lộ rõ, giúp Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho đàm phán chính thức tại Pari.

Ngày 6-7-1946, tại lâu đài Phôngtennơblô (Fontainebleau), cuộc đàm phán chính thức Việt Nam - Pháp khai mạc. Tuy nhiên ngày 13-9, Đoàn ta ra một bản tuyên bố cho rằng Hội nghị Phôngtennơblô không đạt kết quả là do thái độ thực dân ngoan cố của Chính phủ Pháp và tin rằng Hội nghị sẽ họp lại trong những điều kiện tốt hơn, sau đó về nước. Nguyên nhân hội nghị phongtennoblo (Pháp) không có kết quả là do thực dân Pháp thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta.


Trắc nghiệm: Nguyên nhân hội nghị phongtennoblo không có kết quả:

A. Thực dân Pháp thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta.

B. Thời gian đàm phán ngắn, âm mưu của Pháp chưa được thỏa đáng

C. Ta chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao.

D. Ta không có được sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Thực dân Pháp thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta.

Nguyên nhân hội nghị phongtennoblo (Pháp) không có kết quả là do thực dân Pháp thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án A:

Nguyên nhân hội nghị phongtennoblo (Pháp) không có kết quả là do thực dân Pháp thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta được thể hiện cụ thể như sau:

Tại phiên họp, Max André nói về nội dung cuộc đàm phán, nhưng thể hiện những quan điểm bảo thủ và sai trái, thái độ quanh co, không thiện chí (Đây chính là biểu hiện cho âm mưu của thực dân pháp muốn kéo dài chiến tranh xâm lược tại Việt Nam).

Trong bài phát biểu, đồng chí Phạm Văn Đồng đã lên án chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam gần một thế kỷ và nhấn mạnh: Việc các thế lực thực dân hiếu chiến muốn dùng vũ lực để khôi phục lại sự thống trị là một việc làm lỗi thời, đi ngược lại nguyện vọng hòa bình của nhân dân Pháp. Đồng chí đặt câu hỏi: Phải chăng những hành động của nhà chức trách Pháp ở Đông Dương đang tiến hành là vì tình thân thiện Pháp- Việt?

Trước những lý lẽ xác đáng, và thái độ cương quyết của đồng chí Phạm Văn Đồng, Max Andres sững sờ và đột ngột tuyên bố cuộc họp tạm nghỉ. Trong lúc phiên họp tạm nghỉ, các đại biểu hai đoàn gặp nhau và cùng đề nghị tiến hành họp riêng để lập ra một ban soạn thảo chương trình nghị sự. Cũng như trong phiên họp khai mạc, các cuộc họp riêng đã diễn ra trong không khí nặng nề và căng thẳng.

Ngày 13-9, Đoàn ta ra một bản tuyên bố cho rằng Hội nghị Phongtennơblô không đạt kết quả là do thái độ thực dân ngoan cố của Chính phủ Pháp và tin rằng Hội nghị sẽ họp lại trong những điều kiện tốt hơn, sau đó về nước.

Một số chi tiết đáng chú ý tại Hội nghị phongtennoblo (Fontainebleau)

Nguyên nhân hội nghị phongtennoblo không có kết quả

- Sáng ngày 6/7/1946, lâu đài Fontainebleau được trang hoàng theo nghi lễ ngoại giao, treo quốc kỳ Việt Nam và Pháp và trước khi khai mạc có cử quốc thiều hai nước. Hội nghị diễn ra tại phòng họp chính của lâu đài.

- Hội nghị Fontainebleu bắt đầu với bài diễn văn với lời lẽ lễ tân chào mừng vô thưởng, vô phạt của Trưởng đoàn Pháp Max Andre. Ngược lại, Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng đọc diễn văn đáp từ với những lời lẽ mạnh mẽ, thực chất. Sau khi lên án những hành động của phía Pháp vi phạm Hiệp định Sơ bộ 6/3 như: không đình chỉ chiến sự, đánh chiếm vùng cao nguyên Pleiku – Kontum, chiếm Phủ Toàn quyền cũ ở Hà Nội, và nghiêm trọng hơn cả là việc thành lập một chính phủ bù nhìn ở Nam Việt Nam (Nam Kỳ tự trị), ông Phạm Văn Đồng nói:

“Nếu coi Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chỉ là một phương tiện để có thể kéo quân vào Bắc Việt Nam, để đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, buộc chúng tôi chấp nhận ‘những việc đã rồi’, thì không thể nào đi đến một sự thỏa thuận hòa bình và hữu nghị mà hai dân tộc chúng ta đều mong ước”.

Trong quá trình đàm phán, phái đoàn Việt Nam nhất quán theo đuổi các mục tiêu về độc lập chính trị và thống nhất Việt Nam. Tuy nhiên, phái đoàn Pháp chỉ muốn coi Việt Nam là quốc gia tự trị trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, còn Liên bang Đông Dương là một liên hiệp các quốc gia tự trị tại Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp. Về phần mình, Phái đoàn Việt Nam muốn quan hệ của Việt Nam và các bên trong Liên hiệp Pháp là sự hợp tác tự do và bình đẳng về mọi mặt, còn Liên bang Đông Dương chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và tài chính vì Liên bang Đông Dương không phải là một quốc gia.

Về ngoại giao, phía Pháp muốn Việt Nam chỉ quan hệ với Pháp, còn phía Việt Nam muốn có Bộ Ngoại giao riêng. Về vấn đề thống nhất Việt Nam, phía Pháp đòi phải tái lập trật tự trước tiên rồi sau đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề sát nhập Nam Kỳ vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (thống nhất với Trung Kỳ và Bắc Kỳ). Điểm gây tranh luận nhiều nhất là Chính phủ Pháp từ đầu tháng 6/1946 đã đơn phương tán thành việc Cao ủy d’Argenlieu thành lập cái gọi là “Cộng hòa Nam Kỳ tự trị”. 

icon-date
Xuất bản : 24/05/2022 - Cập nhật : 24/05/2022