logo

Nguyên nhân hình thành đất mặn?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong các dung dịch đất. Ở nước ta đất mặn chiếm diện tích khoảng 0,97 triệu ha. Đất mặn Việt Nam có tổng số muối tan (0.25-1)% khối lượng khô.

Đất mặn được hình thành do tác động của nhiều yếu tố. Ở nước ta đất mặn được hình thành do hai nguyên nhân chính là bởi do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm. Về mùa khô muối hòa tan theo các mao quản dần lên làm đất nhiễm mặn. Đất mặn ở nước ta được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển.

Nguyên nhân hình thành đất mặn

1. Khái niệm đất mặn

Theo định nghĩa tương đối rộng rãi hiên nay trên thế giới, đất mặn là những loại đất có độ dẫn điện lớn hơn 4 m / dS ở 25 ° C (Richards 1954).. Giá trị này thường được sử dụng trên toàn thế giới mặc dù các ủy ban thuật ngữ của Hiệp hội Khoa học đất của Mỹ đã giảm ranh giới giữa nước mặn và đất mặn không đến 2 m / dS trong bão hòa giải nén. Các loại muối hòa tan muối phổ biến nhất hiện nay trong đất mặn là clorua và sunphát canxi, natri và magiê. Nitrat có thể có mặt với số lượng hiếm. Natri và Clorua là các ion chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các loại đât mặn. Nhiều đất mặn có chứa lượng đáng của thạch cao (4 CaSO, 2H 2 O) ... Cacbonat hòa tan luôn vắng mặt.. Giá trị pH của đất bão hòa dán luôn luôn nhỏ hơn 8.2 (Abrol et al 1980.,).

>>> Xem thêm: So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm giữa đất mặn và đất phèn?

Ngoài ra, còn có một định nghĩa được sử dụng phổ biến hơn, nhất là trong các trường đại học ở nước ta:

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong các dung dịch đất. Đất mặn là đất chứa nhiều muối hòa tan (1- 1,5% hoặc hơn), những loại muối tan thường gặp trong đất là: NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3… Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật học…), nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong quá trình phong hóa đá, những muối này bị hòa tan di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng không thoát nước.

Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều như ở Việt Nam, sự phong hóa đá xảy ra mạnh mẽ, kể cả những loại muối khó tan như CaCO3, CaSO4… Cũng bị hòa tan và rửa trôi ra sông ra  biển. Ở nước ta đất mặn chiếm diện tích khoảng 0,97 triệu ha. Đất mặn Việt Nam có tổng số muối tan (0.25-1)% khối lượng khô.

Nguyên nhân hình thành đất mặn

2. Đặc điểm chung của đất nhiễm mặn

Đặc điểm chung và tính chất của đất nhiễm mặn:

- Đất mặn có đặc điểm thấm nước kém. Bên cạnh đó, thành phần cơ giới của đất mặn nặng với tỉ lệ sét từ 50% – 60%.

- Đất mặn khi khô sẽ co lại, gây tình trạng nứt nẻ, rắn chắc.

- Chứa nhiều chất muối tan như NaCl, Na2SO4. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hút nước cung các chất dinh dưỡng của cây trồng. Nguyên nhân là bởi NaCl, Na2SO4 khiến cho áp suất thẩm thấu lớn.

- Đất mặn có tính kiềm yếu và có phản ứng trung tính.


3. Nguyên nhân hình thành đất mặn

Đất mặn được hình thành do tác động của nhiều yếu tố. Ở nước ta đất mặn được hình thành do hai nguyên nhân chính là bởi do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm. Về mùa khô muối hòa tan theo các mao quản dần lên làm đất nhiễm mặn. Đất mặn ở nước ta được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển.

Nguyên nhân khách quan

Đất bị nhiễm mặn do sự tích tụ quá mức bình thường của các loại muối hòa tan trong đất. Các muối này chủ yếu là muối của các ion Cl­-, SO42-, Ca2+, Mg2+, K+, Na+…Do vậy mà các vùng đất mặn thường là các vùng đất ích bị tác động rửa trôi của mưa…như các vùng ít mưa, các vùng khô hạn và bán khô hạn, đất ngày một tích tụ nhiều muối và đất bị mặn hóa. Ở nước ta, đất mặn lại có nguyên nhân là đất nhiễm mặn từ biển, bị nước biển xâm thực…nước biển theo các đường sông, nước ngầm vào sâu trong nội địa…

Như ta cũng đã biết, đất có nguồn gốc từ sự phong hóa đá. Các loại đá, bản thân chúng điều có chứa một lượng muối khoáng nhất định. Đây chính là nguồn gốc của muối trong đất.

Nguyên nhân đất bị nhiễm mặn có thể do nước biển xâm nhập gây nhiễm mặn  và do mạch nước ngầm nhiễm mặn, ngấm lên đất tạo thành đất nhiễm mặn.

Nguyên nhân chủ quan

Do quá trình sống và canh tác của con người tác động làm thay đổi đặc tính của đất. Việc con người sử dụng nước đầu nguồn quá mức làm cho mực nước ở các sông thấp xuống, điều này cũng là nguyên nhân làm cho đất bị nhiễm mặn do nước biển xâm lấn sâu vào trong nội địa.


4. Tác hại của đất nhiễm mặn

Đất nhiễm mặn gây lên những tác hại như sau:

Gây hạn sinh lý

Đất mặn gây hại sinh lý của cây trồng. Đất thừa lượng muối khiến cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng lên. Cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ. Tức là áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất. Mặn thường ảnh hưởng đến một số hoạt động sinh lý của cây như:

– Sự trao đổi nước bị ảnh hưởng.

– Sự tổng hợp cytokinin bị ngừng.

– Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế.

– Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm.

– Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng

Kìm hãm sự sinh trưởng của cây

Cây trồng trên đất mặn bị kìm hãm sinh trưởng là điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy. Trong đất mặn, các loại thực vật chịu mặn kém thường ngưng phát triển.

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 23/11/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads