logo

Nguyên nhân gây biến động huyết áp trong hệ mạch là do

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Nguyên nhân gây biến động huyết áp trong hệ mạch là do diện tích tiết diện của mạch máu càng lớn thì huyết áp càng thấp. Bởi vậy nên khi co mạch, tiết diện lòng mạch giảm, áp lực lên thành mạch lại càng tăng dẫn đến huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi giãn mạch, tiết diện mạch tăng thì áp lực lên thành mạch lại giảm khiến huyết áp hạ.

Để hiểu rõ hơn về huyết áp mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

>>> Xem thêm: Huyết áp trong hệ mạch biến động như thế nào?

Nguyên nhân gây biến động huyết áp trong hệ mạch là do

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

- Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).

- Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.


2. Chỉ số huyết áp bình thường, huyết áp tối ưu là bao nhiêu?

Theo phân độ tăng huyết áp, huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được xác định là có huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Nói cách khác, chỉ số huyết áp nhỏ hơn 120/80 mmHg là huyết áp tối ưu. Tuy nhiên, theo WHO trạng thái có lợi nhất cho tim mạch đó là mức huyết áp tâm thu thấp hơn 105 mmHg và mức huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

Huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85mmHg.

>>> Xem thêm: Vì sao khi đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử cần tránh xa điện từ mạnh?


3. Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?

Tăng huyết áp được xác định là khi có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... hậu quả khiến người bệnh bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động. Các bệnh tim mạch liên quan đến tăng huyết áp đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm đến 33% tổng số ca tử vong trên toàn quốc.

Nguyên nhân gây biến động huyết áp trong hệ mạch là do

4. Nguyên nhân gây biến động huyết áp trong hệ mạch

Nguyên nhân gây biến động huyết áp trong hệ mạch là do diện tích tiết diện của mạch máu càng lớn thì huyết áp càng thấp. Bởi vậy nên khi co mạch, tiết diện lòng mạch giảm, áp lực lên thành mạch lại càng tăng dẫn đến huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi giãn mạch, tiết diện mạch tăng thì áp lực lên thành mạch lại giảm khiến huyết áp hạ.


5. Cần chuẩn bị gì trước khi đo huyết áp?

Để có kết quả đo huyết áp chính xác, trước khi đo bạn nên chú ý những điều sau:

- Không ăn uống, tránh xa cafein, rượu và thuốc lá trong 30 phút trước khi đo huyết áp.

- Việc tập thể dục hay tình trạng căng thẳng có thể làm tăng huyết áp. Bạn không nên tập thể dục trong ít nhất nửa tiếng trước khi đo huyết áp và nên hạn chế đo khi căng thẳng.

- Tốt nhất bạn nên làm trống bàng quang trước khi đo.

- Tìm nơi yên tĩnh, ngồi lên ghế có tựa lưng, thoải mái, thư giãn 5 phút trước khi đo.

- Hít thở sâu vài lần và đặt vòng bít ngang tầm với tim theo đúng hướng dẫn.

- Không nói chuyện hay cử động người trong khi đo huyết áp.

- Chú ý kiểm tra độ chính xác của thiết bị.

- Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 phút. Nếu giá trị giữa 2 lần chênh nhau quá 10mmHg, thì cần đo lại thêm vài lần với thời gian nghỉ lâu hơn. Lấy giá trị trung bình của 2 lần đo cuối làm kết quả.

- Không nên đo huyết áp liên tục trong thời gian ngắn. Thời gian giữa các lần đo tùy thuộc vào nhu cầu cũng như đặc tính sinh lý của từng người.

- Nên đo huyết áp vào một thời điểm cố định trong ngày và có cách lưu lại các kết quả huyết áp để theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng huyết áp của bản thân.

--------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu Nguyên nhân gây biến động huyết áp trong hệ mạch. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 14/06/2022 - Cập nhật : 14/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads