logo

Nguồn sống chủ yếu của người Chăm Pa là

icon_facebook

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Nguồn sống chủ yếu của người Chăm-pa là” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về nước Chăm-pa là tài liệu học tập môn Lịch sử 6 dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Nguồn sống chủ yếu của người Chăm Pa là:

A. đánh bắt cá

B. nông nghiệp trồng lúa nước

C. trông cây ăn quả

D. trồng lúa mì

Trả lời:

Đáp án đúng: B. nông nghiệp trồng lúa nước

Giải thích: Nguồn sống chủ yếu của người Chăm pa là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi để canh tác.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về nước Chăm-pa dưới đây nhé.


Kiến thức tham khảo về nước Chăm-pa


1. Nước Cham – pa độc lập ra đời

* Hoàn cảnh ra đời: Thế kỷ II nhà Hán suy yếu, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giàng độc lập (192 – 193), Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

* Quá trình phát triển: Các Vua Lâm ấp dùng sức mạnh quân sự mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

Nguồn sống chủ yếu của người Chăm Pa là:
Lược đồ Giao Châu và Cham-pa giữa thế kỷ VI đến X

2. Chặng đường hơn 8 thế kỉ phát triển

- Vương quốc Chăm-pa phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với vai trò của những vùng đất khác nhau.

- Nước Champa ra đời sau cuộc khởi nghĩa năm 192 ở huyện Tượng Lâm. Kinh đô đặt tại Shinhapura ( Duy Xuyên, Quảng Nam).

- Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.

- Cuối thế kỉ IX lãnh thổ Champa mở rộng nhất, bao gồm toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy Hoàng Sơn ở phía bắc sông Dinh ở phía nam.

- Cuối thế kỉ X, vương triều III kết thúc.


3. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

* Kinh tế:

- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. 

- Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. 

- Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). 

- Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển.

- Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá. Đây còn là ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

* Xã hội:

- Xã hội Champa có những tầng lớp:  

+ Vua là người đứng đầu.

+ Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc

+ Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá.

* Văn hóa:

- Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,...

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau. 

- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, thánh địa Mĩ Sơn.


4. Bài tập

Câu 1: Có thể khẳng định nhân dân Chăm-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh vì họ đã:

  1. Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
  2. Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
  3. Biết buôn bán với nước ngoài.
  4. Tất cả các câu trên đúng.

Đáp án đúng: D

Câu 2: Người Chăm đã có sáng tạo tiêu biểu trong quá trình sản xuất nông nghiệp đó là:

  1. Sử dụng công cụ sắt để cày bừa.
  2. Dùng trâu bò kéo cày, bừa.
  3. Dùng xe guồng nước đề đưa nước từ sông, suối lên ruộng.
  4. Làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.

Đáp án đúng: C

Câu 3: Nêu những thành tựu về kinh tế của Cham-pa?

Trả lời:

- Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chính, mỗi năm trồng 2 vụ lúa. Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu, bò.

- Họ biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá.

- Mở rộng trao đổi buôn bán với nước ngoài.

Câu 4: Em có nhận xét gì về trình độ kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

Trả lời:

- Nhân dân Chăm-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh biết sử dụng công cụ bằng sắt, và dùng sức kéo của trâu bò. Biết trồng lúa một năm hai vụ, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.

icon-date
Xuất bản : 02/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads