logo

Nguồn khoáng sản có giá trị đối với công nghiệp vật liệu xây dựng ở Đông Nam bộ là

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Nguồn khoáng sản có giá trị đối với công nghiệp vật liệu xây dựng ở Đông Nam bộ là” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về vùng Đông Nam Bộ là tài liệu học tập môn Địa lí 9 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Nguồn khoáng sản có giá trị đối với công nghiệp vật liệu xây dựng ở Đông Nam bộ là:

- Các khoáng sản như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu...

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về vùng Đông Nam Bộ nhé!


Kiến thức tham khảo về vùng Đông Nam Bộ


1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

- Tiếp giáp: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp biển Đông, phía tây nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nguồn khoáng sản có giá trị đối với công nghiệp vật liệu xây dựng ở Đông Nam bộ là

* Ý nghĩa:

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

=> Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.


2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: Địa hình của Đông Nam Bộ với đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam; chủ yếu là bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m; thấp dần từ Tây Ninh ra tới Biển Đông. Với địa hình đặc trưng thuận lợi trong xây dựng.

- Đất đai tại Đông Nam Bộ hầu như chủ yếu là đất xám, đất ba dan thích hợp trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, mía đường, thuốc lá, hoa quả…

- Khí hậu tại Đông Nam thuộc loại cận gió mùa xích đạo, nóng ẩm quanh năm thích hợp cho việc trồng trọt cả 4 mùa.

- Sông ngòi: có sông Đồng Nai là sống có nguồn thu nhập về điện lực rất lớn, cung cấp số lượng nước lớn cho sản xuất và sinh hoạt của con người.

- Biển: nhiều thủy, hải sản, biển ấm và ngư trường rộng. Đông Nam Bộ gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. Hơn nữa ở đây có điều kiện lý tưởng để xây dựng các cảng cá, thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ. Đặc biệt gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi cho khai thác, đánh bắt.

- Tài nguyên rừng:

+ Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha.

+ Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh.

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 - 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương.

+ Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu...


3. Đặc điểm dân cư xã hội 

* Dân cư:

- Số dân: Đông dân: 10,9 triệu người (2002), năm 2016: 16,5 triệu người (18% dân số cả nước). TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước).

- Mật độ dân số khá cao: 434 người/km2 (2002); 700 người/km2 (2016).

- Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

- Lao động: Dồi dào với tay nghề cao; thị trường rộng lớn; có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

* Xã hội:

- Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của vùng đều cao hơn so với cả nước.

- Đời sống dân cư, xã hội khá cao, nhiều khu công nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa cao.

- Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch: Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Côn Đảo, Rừng Sác, Dinh Thống Nhất, Suối Tiên, Đầm Sen,…

- Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022