logo

Người ta hay gọi thiếu trùng của loài côn trùng nào là con cơm nguội?

Câu hỏi: Người ta hay gọi thiếu trùng của loài côn trùng nào là con cơm nguội?

Lời giải:

- Con cơm nguội hay còn gọi là con mày mạy, là tên gọi của con thiếu trùng chuồn chuồn sống trong nước. ... Thiếu trùng tiếp tục biến thái và lột xác, phát triển thành côn trùng. Côn trùng biết bay nhưng màu sắc vẫn chưa hình thành. Sau đó, côn trùng biến thành các con chuồn chuồn trưởng thành có khả năng sinh sản.Chuồn chuồn đẻ trứng vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ

Người ta hay gọi thiếu trùng của loài côn trùng nào là con cơm nguội?

Kiến thức mở rộng:


1. Con cơm nguội là con gì? Thiếu trùng cơm nguội là gì?

- Con cơm nguội hay còn gọi là con mày mạy, là tên gọi của con thiếu trùng chuồn chuồn sống trong nước.

- Chuồn chuồn đẻ trứng vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ… Trứng ở trở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng. Sau đó, ấu trùng phát triển thành thiếu trùng với khoảng 9-14 lần lột xác. Thiếu trùng chuồn chuồn hô hấp bằng mang và thức ăn của chúng là các loài sinh vật sống trong nước.

- Thiếu trùng tiếp tục biến thái và lột xác, phát triển thành côn trùng. Côn trùng biết bay nhưng màu sắc vẫn chưa hình thành. Sau đó, côn trùng biến thành các con chuồn chuồn trưởng thành có khả năng sinh sản.


2. Sự thật thú vị về chuồn chuồn

- Vì chuồn chuồn là loài côn trùng nên chúng có 6 chân, ngực, đầu và bụng. Bụng dài và phân đoạn. Mặc dù có 6 chân, nhưng chuồn chuồn không đi lại tốt cho lắm. Bù lại, nó có thể bay lượn ở mọi nơi, bay cực nhanh và thậm chí bay ngược. Chúng là một trong số những loài côn trùng bay nhanh nhất thế giới đạt tốc độ hơn 45 km/h.

- Chuồn chuồn có nhiều màu sắc bao gồm xanh dương, xanh lá cây, vàng và đỏ. Chúng cũng là một trong số những loài côn trùng nhiều màu sắc nhất trên hành tinh. Kích thước của chúng cũng khác nhau rất nhiều. 

- Phần lớn cuộc đời của chuồn chuồn được dành trong giai đoạn ấu trùng, nơi nó lột xác từ 6 đến 15 lần. Vào thời điểm chín muồi, nó bò lên khỏi mặt nước và lột xác lần cuối, rũ bỏ lớp da cũ và bay lên với đôi cánh mỏng manh trong suốt. Không giống như bướm và bọ cánh cứng , chuồn chuồn không có giai đoạn nhộng trung gian trước khi trưởng thành. Bởi vì điều này, chuồn chuồn còn đượ gọi là một dạng biến thái "không hoàn chỉnh".

- Chuồn chuồn đã bay lượn trong không gian rất lâu trước khi khủng long xuất hiện trên Trái Đất.

- Chuồn chuồn mới trưởng thành có thân mềm, xương chưa cứng cáp, màu sắc còn nhợt nhạt và rất dễ bị tổn thương trước động vật ăn thịt. Vì vậy 90% chuồn chuồn mới trưởng thành đều bị ăn thịt

- Cặp mắt phức hợp của chuồn chuồn có kích thước lớn cung cấp tầm nhìn gần như 360°.

- Chuồn chuồn có thể di chuyển bốn cánh độc lập, vỗ lên xuống từng cánh một và xoay cánh lên trước và ra sau trên trục. Điều này giúp chuồn chuồn có thể bay lên hoặc xuống, bay lùi, dừng lại, chao lượn, xoay vòng với tốc độ nhanh hoặc chậm.

- Chuồn chuồn đực rất hiếu chiến, chúng sẽ sẵn sàng tấn công bất cứ kẻ xâm nhập nào lãnh thổ của mình.


3. Chế độ ăn của chuồn chuồn

- Về chế độ ăn, Chuồn chuồn không hề kén ăn. Nó là côn trùng ăn thịt và sẽ ăn bất cứ thứ gì có sẵn. Thông thường, chế độ ăn uống của chúng bao gồm muỗi, ruồi, thậm chí là cả chuồn chuồn nhỏ. Chuồn chuồn trưởng thành bắt được con mồi côn trùng của chúng trong những chuyến bay, tận dụng tầm nhìn và khả năng bay phi thường của chúng. Để bắt con mồi, chuồn chuồn tạo ra một cái giỏ bằng chân. Sau đó, chúng sà vào bắt con mồi bằng chân và cắn nó để giữ nó tại chỗ. Chúng sẽ thường ăn những gì chúng bắt được khi chúng vẫn đang bay.

icon-date
Xuất bản : 13/07/2021 - Cập nhật : 25/05/2023