logo

Người Ai Cập cổ đại đã tính được trị số của π (pi) bằng?

Câu hỏi: Người Ai Cập cổ đại đã tính được trị số của π (pi) bằng?

A. 3,14

B. 3,15

C. 3,17 

D. 3,16. 

Trả lời

Đáp án đúng: D. 3,16. 

Người Ai Cập cổ đại đã tính được trị số của π (pi) bằng 3,16.

Pi được phát hiện gần 4.000 năm trước bởi người Babylon cổ đại. Một bản khắc ở Babylon có niên đại khoảng 1900 - 1680 trước công nguyên cho thấy giá trị của nó được tính là 3,125.

Cuốn “Rhind Papyrus” khoảng năm 1650 trước công nguyên cũng mở ra cái nhìn sâu sắc về toán học của Ai Cập Cổ Đại. Người Ai Cập đã tính diện tích hình tròn bằng một công thức cho giá trị của  là 3.1605, chính xác hơn con số trước đó của người Babylon.

Người Ai Cập cổ đại đã tính được trị số của π (pi) bằng?

Archimedes thành Syracuse (287 - 212 trước Công nguyên), một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thời Hy Lạp cổ đại, góp công lớn trong việc tìm ra giá trị của số Pi. Ông thường sử dụng định lý Pythagoras để tìm diện tích của hai đa giác thông thường: đa giác ngoại tiếp đường tròn và đa giác nội tiếp đường tròn. Archimedes biết rằng diện tích của hình tròn là một giá trị nằm ở khoảng giữa diện tích của đa giác ngoại tiếp và đa giác nội tiếp. Tuy không thể tìm ra con số cụ thể, ông tính được  là một số nằm giữa 31/7 và 310/71

Cánh tiếp cận tương tự đã được sử dụng bởi Tổ Xung Chi (492 - 501), một nhà toán học và thiên văn học xuất chúng người Trung Quốc. Ông đã tính ra giá trị tỷ lệ giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của nó là 355/113. Để làm được điều đó, ông thực hiện các phép tính dài liên quan đến hàng trăm căn bậc hai cho ra kết quả đến 9 chữ số thập phân. Tuy nhiên, vì cuốn sách của ông bị thất lạc, việc ông làm thế nào để tìm ra  vẫn chưa được giải đáp cặn kẽ.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 04/07/2022