logo

Ngô Quyền đã làm gì để xây dựng chính quyền độc lập mà sau này nhà sử học Lê Văn Hưu (Thời Trần) nhận xét: "Chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã được nối lại"

icon_facebook

Câu hỏi: Mở đầu trang 45 Bài 9 Lịch Sử lớp 7: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phương Bắc hơn một nghìn năm, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Ngô Quyền đã làm gì để xây dựng chính quyền độc lập mà sau này nhà sử học Lê Văn Hưu (Thời Trần) nhận xét: “Chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã được nối lại.”

Lời giải:

- Những việc làm của Ngô Quyền để xây dựng chính quyền độc lập:

+ Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự;

+ Đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.

+ Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)

Ngô Quyền đã làm gì để xây dựng chính quyền độc lập mà sau này nhà sử học Lê Văn Hưu (Thời Trần) nhận xét: "Chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã được nối lại"

Ba trận thủy chiến làm nên những trang sử hào hùng trên Bạch Đằng Giang

- Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938

Trận đầu vang danh chiến thắng Bạch Đằng là khi Ngô Quyền đập tan quân Nam Hán năm 938, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Sách Đại Việt Sử ký toàn thư cho biết kế sách đánh giặc của Ngô Quyền: “Nếu sai người đem cọc nhọn, đầu bịt sắt cắm ngầm trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào thoát”. Chính Ngô Quyền đã khẳng định điều đó với tướng lĩnh của mình “không kế gì hơn kế ấy cả”.

- Lê Đại Hành và chiến thắng Bạch Đằng năm 981

Trận kỳ chiến gắn với bậc kỳ nhân thứ hai tại Bạch Đằng giang diễn ra trong giai đoạn chiến tranh Tống – Việt năm 981, và nhà cầm quân tài ba được vinh danh chiến thắng là vua Lê Đại Hành. Sau cuộc chiến lớn này, Đại Tống chấp nhận xuống nước và chính thức thừa nhận Lê Đại Hành cai trị Đại Cồ Việt.

- Bạch Đằng năm 1288 - Trận thuỷ chiến chấn động thế giới

Sau 2 lần thất bại vào các năm 1258, 1285, trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ ba (1287-1288), dù vẫn mang theo đạo quân hùng mạnh lên tới hàng trăm nghìn người, khí thế quân Mông - Nguyên không còn hùng hổ như 2 lần trước. Hưng Đạo Vương từng nhận định: “Năm nay đánh giặc nhàn”.

Trận Bạch Đằng năm 1288 hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Đây được xem là trận quyết chiến lớn nhất trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần ba.

Miêu tả lại chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, danh sĩ Trương Hán Siêu trong bài "Bạch Đằng giang phú", viết rằng: “Bấy giờ / Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới / Sáu quân oai hùng, gươm đao sáng chói / Sông mái chưa phân, Bắc Nam lũy đối / Trời đất rung rinh chừ sắp tan / Nhật nguyệt u ám chừ mờ tối...”.

Trận đánh này chứng tỏ nhãn quan chiến thuật quân sự của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị chỉ huy xuất sắc của cả bộ lẫn thủy binh. Đặc biệt, trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân thủy và bộ, giữa quân chủ lực với quân địa phương và dân binh.

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 16/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads