logo

Nghĩa gốc là gì?

Câu hỏi: Nghĩa gốc là gì?
Trả lời:

Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!


1. Ví dụ về nghĩa gốc, nghĩa chuyển

Nóng nghĩa gốc: Hôm nay trời rất nóng.

Nóng nghĩa chuyển: Bạn Khánh rất nóng tính

Ăn nghĩa gốc:

- Trưa nay tôi ăn cơm.

Ăn nghĩa chuyển:

- Tôi rất hối hận và ăn năn.

Cổ nghĩa gốc:

- Chú đà điểu này có cái cổ thật dài.

Cổ nghĩa chuyển:

- Cái lọ này có cổ hơi cao.

Nghĩa gốc là gì?

2. Khái niệm về nghĩa gốc, nghĩa chuyển

Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ


3. Viết đoạn văn có sử dụng nghĩa gốc nghĩa chuyển hãy chỉ rõ từ đó

Đã từng có câu nói:" Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Nam Cực mà là nơi không có tình yêu thương". Thật may mắn và cũng thật hạnh phúc khi tôi có được một mái ấm tràn ngập tình yêu thương, được khôn lớn trong vòng tay ấm áp của bậc sinh thành. Tôi thật biết ơn cha ,vì cả đời này cha đã là cái mái nhà cho tôi và mẹ. Còn mẹ, mẹ luôn nghĩ về gia đình trong mọi việc, mẹ thật hoàn hảo. Nhưng đôi khi mẹ không nghĩ cho bản thân bằng những lời lẽ thờ ơ như mẹ sao cũng được, mẹ ổn mà. Dù tôi có đi hết mọi nẽo đường tôi cũng không bao giờ tìm được một bờ vai vững chắc như cha, sống ngây thơ không cần nghĩ ngợi bởi sự lộc lừa của xã hội, Núi thật cao, biển thật sâu và tình yêu cha mẹ cũng thế! Tôi yêu gia đình tôi- một nơi luôn mở rộng cánh cửa để đón tôi trở về.

Nghĩa gốc thì mình ko cần bàn rồi hen , còn nghĩa chuyển (mang tính ẩn dụ):

+ Mái ấm : ý chỉ gia đình

+ Vòng tay: Ý nói sự nuôi dưỡng

+Cái mái nhà: ý nói sự bào vệ cho mẹ con ( chỉ xét trong hoàn cảnh của đoạn văn)

+Bờ vai: ý ở đây là chổ dựa dẫm


4. Bài tập về lựa chọn từ ngữ

1. Trả lời các câu hỏi sau:

a) Với câu "Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao." có thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được không? Vì sao?

Không thể vì kiểu gắn với những từ chỉ sự vật, loài vật còn vẻ gắn với con người.

b) Từ khuất được dùng trong câu "Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn." có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?

Phù hợp hơn từ trần, hi sinh vì cùng mang tính chất nói giảm nói tránh nhưng hi sinh thường được dùng với anh hùng, từ trần mang tính chất trang trọng. Nếu thay thế chỉ có thể dùng mất.

c) Vì sao trong câu "Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.", từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ khác như cảm động hay xúc cảm?

Vì từ xúc cảm không nêu được hết ý nghĩa cảm động, còn từ cảm động thì lại thường được dùng khi nói về điều tích cực.

2. Chọn từ ngữ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a) Bị cười, không phải mọi người đều.... giống nhau.

(phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)

b) Trên đời, không ai.... cả.

(hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh)

c) Đi đường phải luôn luôn... để tránh xảy ra tai nạn.

(nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)

d) Ngoài... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.

(sức lực, tiềm lực, nỗ lực)

3. Thực hiện các yêu cầu sau:

a) Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc.

Nhiều buổi trưa, khi mọi người nghỉ cả, chú Nam lúi húi đẽo, gọt.

Từ in đậm trong câu được dùng để chỉ mốc thời gian của sự việc được nói đến trong câu. Nếu bỏ thành phần đó đi, câu sẽ không được diễn đạt rõ nghĩa. Người đọc chỉ biết hành động của chú Nam đẽo gọt chung chung, không rõ hành động cụ thể của sự việc đó như thế nào. 

b) Văn bản Tiếng cười không muốn nghe có câu: Nếu ai đó chế nhạo cái khác biệt của ta, ta có thấy dễ chịu không? Giả sử câu này được viết lại thành: Ta có thấy dễ chịu không nếu ai đó chế nhạo sự khác biệt của ta? thì ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?

Nếu đổi trật tự trong câu, sẽ không làm nổi bật được ý nghĩa chính của câu muốn nói đến. Ý nghĩa chính của câu ở đây là chế nhạo sự khác biệt, nên phải được đặt lên trước. 

c) Câu Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? có thể đổi cấu trúc: Thông minh, giỏi giang thì ai chẳng muốn. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa câu gốc và câu biến đổi.

Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào đối tượng "ai đó", "tất cả mọi người", bất cứ ai".

Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào vấn đề thông minh, giỏi giang. 

icon-date
Xuất bản : 21/12/2021 - Cập nhật : 28/12/2021

Tham khảo các bài học khác