logo

Ngành thủy sản không có vai trò nào sau đây?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Ngành thủy sản không có vai trò nào sau đây?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Địa lí 10 hay và hữu ích.


Trắc nghiệm: Ngành thủy sản không có vai trò nào sau đây?

A. Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm

B. Hàng xuất khẩu có giá trị

C. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người

D. Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người

Ngành thủy sản không có vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về thủy sản nhé!


Kiến thức tham khảo về thủy sản


1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản nước ta

* Thuận lợi:

+ Điều kiên tự nhiên

Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km

- Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang.

- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. 

- Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,...

Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. 

- Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. 

+ Điều kiên xã hội

– Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

– Tàu thuyền, ngư cụ ngày càng đổi mới, các phương tiên đánh bắt được đổi mới hơn.

– Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển

– Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.

* Khó Khăn:

– Hàng năm có 9 đến 10 cơn bão, 30 đến 35 lượt gió mùa đông bắc thổi về làm giảm số ngày ra khơi của ngư dân.

– Tàu thuyền tuy được đổi mới nhưng còn chậm, hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu

– Môi trường nước bị ô nhiễm làm suy giảm số lượng thủy sản.


2. Sản lượng thủy sản ngành thủy sản Việt Nam (1995- 2020)

Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản VN tăng mạnh,  tăng gấp hơn 6 lần, từ 1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020,  tăng trưởng trung bình hàng năm 8%. Trong đó, sản lượng NTTS chiếm 54%, khai thác chiếm  46%.

Ngành thủy sản không có vai trò nào sau đây?

a. Nuôi trồng thủy sản

Từ 1995-2020: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 11 lần, tăng trưởng TB hàng năm  10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu tấn. Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm  95%  tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).

Các loài nuôi chính ở Việt Nam

Năm 2020: diện tích nuôi thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 nuôi ngọt);

Sản lượng nuôi 4,56 triệu tấn. Trong đó, tôm nuôi 950.000 tấn (tôm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tôm chân trắng 632,3 nghìn tấn, tôm khác 50.000 tấn), cá tra 1.560.000 tấn.

Cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (1.750 cơ sở giống tôm sú và 612 cơ sở giống tôm chân trắng). Sản xuất được là 79,3 triệu con tôm giống (tôm sú 15,8 triệu con; tôm chân trắng 64,1 triệu con.

Riêng khu vực ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, gần 4.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống.

Diện tích nuôi biển 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3 lồng; sản lượng đạt 600 nghìn tấn. Trong đó nuôi cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5 nghìn ha, 375 nghìn tấn; tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng, 2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150 ha, 120 nghìn tấn; còn lại là cua biển và các đối tượng nuôi khác: cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm…đạt 3.720 tấn, cao hơn 2 lần so với năm 2015 (1.585 tấn).

b. Khai thác

Từ 1995 – 2020: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần, tăng trường trung bình năm 6% từ 929 nghìn tấn lên 3,85 triệu tấn.

Dữ liệu cơ bản nghề cá:

Năm 2020: Toàn quốc có 94.572 tàu cá. Trong đó: 45.950 tàu cá dài 6-12m, 18.425 tàu dài 12-15m, 27.575 tàu dài 15-24m, 2.662 dài >24m). Cả nước có 4.227 tổ đội hoạt động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao động trên biển.

Nghề lưới kéo 17.078 tàu, chiếm 18,1%; nghề lưới vây 7.212 tàu, chiếm 7,6%; nghề lưới rê 33.538, chiếm 35,5%; nghề câu 16.043 tàu, chiếm 17%; nghề khác 17.543 tàu, chiếm 18,5%; tàu dịch vụ hậu cần 3.158 chiếc, chiếm 3,3%.

3. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta

– Những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đột phá.

   + Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 t riệu tấn. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người khoản 42kg/năm.

   + Nuôi thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấ sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản..

– Khai thác thủy sản:

  + Sản lương khai thác thủy sản năm 2005 là 1.987, 9 nghìn tấn.

  + Tất cả các tỉnh giáp biển đều đầy mạnh đánh bắt hải sản,nhưng nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt cá là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.

– Nuôi trồng thủy sản:

  + Nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản, nhưng quan trọng hơn là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.

  + Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

icon-date
Xuất bản : 04/04/2022 - Cập nhật : 19/11/2023