logo

Nêu ý nghĩa của hai cuộc đại phát kiến địa II

icon_facebook

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của hai cuộc đại phát kiến địa Ií

Câu trả lời chính xác nhất: Ý nghĩa cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô:

C.Cô-lôm-bộ được coi là người phát hiện ra châu Mỹ.

Nhờ cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô mà thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục.

- Ý nghĩa cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng:

Phát hiện ra eo biển cực Nam châu Mỹ và Thái Bình Dương.

Cuộc thám hiểm vòng quanh Trái Đất của Ph.Ma-gien-läng đã chứng minh một cách thuyết phục nhất Trái Đất có hình cầu.

Các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về các cuộc phát kiến địa lí qua bài mở rộng sau đây nhé.


1. Nguyên nhân của công cuộc phát kiến địa lý

Nêu ý nghĩa của hai cuộc đại phát kiến địa II

- Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã phát triển khá nhanh đòi hỏi mở rộng mối quan hệ giao thương với các nước phương Đông. Tuy nhiên, con đường thương mại giữa châu Âu và châu Á đang bị bế tắc do sự chiếm giữ của người Ả Rập, người Thổ Nhĩ Kì và người Hồi giáo.

- Người Ả Rập độc chiếm con đường thương mại từ phía nam châu Âu qua Địa Trung Hải sang Ấn Độ hoặc đi qua Ai Cập, Hồng Hải….

- Một con đường thương mại khác đến Trung Quốc bằng cách dùng lạc đà chở tơ lụa và các sản phẩm hương liệu, gia vị, trầm hương…của Trung Quốc xuyên qua sa mạc, những hẻm núi của Tây Á đến châu Âu (con đường tơ lụa) cũng bị thương nhân Afghanistan chiếm giữ.

=> Vì thế, việc tìm ra một con đường mới sang phương Đông là một nhu cầu cấp bách của thương nhân châu Âu.

- Ngoài ra, sự thèm khát của quý tộc và thương nhân châu Âu đối với nguồn hương liệu, gia vị, vàng bạc, tơ lụa của phương Đông cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy những cuộc hành trình vượt biển sang phương Đông.


2. Mô tả hành trình các cuộc đại phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bộ và Ph.Ma-gien-lăng trên lược đó.

* Cuộc đại phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bồ: Tìm ra châu Mỹ (1492-1502)

Tháng 8 – 1492, trên ba chiếc tàu, C.Cô-lôm-bộ cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha rời cảng đi về hướng tây.

Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.

C.Cô-lôm-bộ được coi là người phát hiện ra châu lục này. Tiếp theo, ông còn tiến hành ba cuộc thám hiểm đến châu Mỹ vào các năm 1493, 1498 và 1502.

* Cuộc đại phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lăng (1519-1522): Cuộc thám hiểm vòng quanh Trái Đất

Tháng 9 –1519, đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng gồm năm chiếc tàu ra khơi từ Tây Ban Nha, cũng nhằm tìm kiếm tuyến đường biển theo hướng tây | tới quần đảo Gia Vị (thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay).

Sau khi khám phá ra eo biển nằm ở cực Nam châu Mỹ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lăng), đoàn thám hiểm tiến vào một đại dương rộng lớn mà Ph.Ma-gien-lăng gọi là Thái Bình Dương.

Trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn thám hiểm đã đến được Phi-líp-pin (năm 1520). Tại quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522 dưới sự chỉ huy của S.Ê-ca-nô.

Chuyến đi này đã chứng minh một cách thuyết phục nhất Trái Đất có hình cầu.


3. Ý nghĩa của hai cuộc phát kiến địa lí

Nêu ý nghĩa của hai cuộc đại phát kiến địa II

- Ý nghĩa cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô:

C.Cô-lôm-bộ được coi là người phát hiện ra châu Mỹ.

Nhờ cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô mà thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục.

- Ý nghĩa cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng:

Phát hiện ra eo biển cực Nam châu Mỹ và Thái Bình Dương.

Cuộc thám hiểm vòng quanh Trái Đất của Ph.Ma-gien-läng đã chứng minh một cách thuyết phục nhất Trái Đất có hình cầu.


4. Phát kiến địa lí của Bartholomew Diaz (1451 - 1500)

Bartholomew Diaz (1451 - 1500) là hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha, quan coi giữ nhà kho của triều đình nhà Aviz của Bồ Đào NhaNhờ có công lớn trong việc chống các cơn bão để bảo vệ pháo đài, Diaz được triều đình biết đến.

Năm 1486, vua Bồ Đào Nha là João II (1477 - 1495, con trai của Afonso V) quyết định cử Diaz đi thám hiểm với mục đích thăm dò con đường biển sang Ấn Độ theo hướng châu Phi (trước đó, Diaz có theo đoàn thuyền của Diogo de Azambuja để học hỏi khi đoàn thuyền thám hiểm vịnh Guinea). Đoàn thám hiểm rời Lisbon vào tháng 8/1487, với 8 nô lệ châu phi theo hầu hạ. Đến tháng 12/1587, Diaz đến được vịnh Santa Maria da Conceicao (Vịnh Walvis , ngày nay là Namibia). Bị một cơn bão lớn quét qua, đoàn thuyền của Diaz vẫn cố gắng tiến lên theo hướng Đông Bắc. Tận dụng gió từ Nam cực thổi mạnh ở Nam Đại Tây Dương, đoàn thuyền đi về phía đông bắc và định đến phía đông Mũi Hảo Vọng để mua gia vị. Được các thương nhân Venice và Genoa đồng ý dẫn đường qua Ấn Độ, bất ngờ các thủy thủ trong đoàn đã nổi loạn và buộc Diaz phải cho thuyền quay về. Trên đường trở về dọc bờ biển, ông phát hiện ra Cape Agulhas , điểm cực nam của lục địa, và Mũi Hảo Vọng. Ông trở về Lisbon vào tháng 12 năm 1488. Thành công của việc khám phá con đường đến Ấn Độ không được khen thưởng.

--------------------------------

Trên đây Top lời giải đã mang đến cho các bạn phần trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Nêu ý nghĩa của hai cuộc phát kiến địa lí và một số kiến thức mở rộng về các cuộc phát kiến địa lí. Chúc các bạn học tập tốt. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 01/07/2022 - Cập nhật : 10/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads