logo

Nêu ưu nhược điểm của phương pháp ghép

Câu trả lời đúng nhất:

* Ưu điểm

- Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất lợi như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ

- Điều tiết sinh trưởng cây ghép cho cao hay lùn đi

- Có khả năng hồi phục sinh trưởng cây, duy trì giống cây quý.

- Ngoài ra nghề làm vườn ươm sản xuất cây ghép cũng mang lại thu nhập cao.

* Nhược điểm:

- Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn.

- Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ.

- Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn.

- Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

- Đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây, ....

Để hiểu rõ hơn về ghép cành hãy cùng Toploigiai tham khảo bài viết dưới đây nhé!


1. Phương pháp ghép là gì?

Phương pháp ghép là sự kết hợp một bộ phận của cây này với một bộ phận của cây khác, tạo thành một tổ hợp ghép, cùng sinh trưởng và phát triển như là một cây thống nhất.

nêu ưu nhược điểm của phương pháp ghép

2. Kĩ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép

Khi cành ghép vươn cao được 15 – 20 cm, bắt đầu làm cỏ vun gốc và bón phân. Việc phun thuốc trừ sâu có thể phải tiến hành sớm hơn khi mầm ghép mới mọc được 1 – 2 cm. Lần làm cỏ đầu phải thao tác nhẹ nhàng, tránh va đập vào gốc ghép và cành ghép. Sau đó cứ cách một tháng lại bón phân thúc cho cây con một lần. Loại phân và cách bón áp dụng như đối với chăm sóc cây gốc ghép. Tưới nước chống hạn kịp thời là biện pháp rất quan trọng quyết định sự phát triển của cây con sau khi ghép và tỷ lệ cây xuất vườn. Thường xuyên theo dõi, bắt sâu, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại. Khi ghép trái vụ nhất là vào vụ hè nhiệt độ và ẩm độ vườn ươm rất cao, do đó phải thường xuyên phun Boocđô (1:1:100) để chống nấm gây héo cành.

Luôn luôn kiểm tra cắt bỏ các cành bất định mọc lên từ gốc ghép (thường gọi là cành dại).

Khi cành ghép mọc cao 40 – 50 cm, tùy giống cây ăn quả tùy dạng hình của gốc ghép mà tiến hành tỉa cành con, bấm ngọn tạo tán cho cành ghép. Trên môi cành ghép chỉ để 2 – 3 cành chính khỏe, phân bố đều về các phía. Khi cành chính mọc cao 20 – 25 cm lại tiếp tục bấm ngọn để môi cành chính ra 2 – 3 cành cấp II. Nhiều trường hợp phải đào cây con đi trổng từ khi có 2 – 3 cành chính. Việc tạo và sửa cành cấp II tiến hành ở vườn sản xuất: Cắt bỏ cành vượt, cành tăm, cành mọc lệch không đúng vị trí và những cành bị sâu bệnh.

Việc tạo hình cây con ở vườn ươm là rất cần thiết, lâu nay ít người chú ý, song cách tạo hình phải tùy thuộc vào thứ cây trổng, giống và hình thức nhân giống gốc ghép.


3. Ưu nhược điểm của phương pháp ghép

* Ưu điểm

Phương pháp ghép là sự kết hợp một bộ phận của cây này với một bộ phận của cây khác, tạo thành một tổ hợp ghép, cùng sinh trưởng và phát triển như là một cây thống nhất.

- Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất lợi như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ

- Điều tiết sinh trưởng cây ghép cho cao hay lùn đi

- Có khả năng hồi phục sinh trưởng cây, duy trì giống cây quý.

- Ngoài ra nghề làm vườn ươm sản xuất cây ghép cũng mang lại thu nhập cao.

* Nhược điểm:

- Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn.

- Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ.

- Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn.

- Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

- Đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây, ....


4. Một số kiểu ghép phổ biến

* Kỹ thuật ghép cây nối ngọn

Là cách ghép dùng chồi ghép nối tiếp trên ngọn gốc ghép đã bị cắt bỏ, su đó dùng bao nylon bọc kín chồi ghép, khỏng 1 tháng sau chồi ghép sẽ dính liền với gốc ghép, đây là cách dễ thực hiện nhất. Dễ dàng thực hiện trong nhà hoặc vườn ươm, với cách ghép cây này môt ngày một kỹ thật viên thành thạo có thể ghép được 1000 cây

* Ghép chuôi cành

Ghép chuôi cành được áp dụng phổ biến trên các loại cây khó nhân giống, dùng gốc ghép ghép vào cành của cây cần nhân giống, sau 1 tháng đến 1,5 tháng sẽ cắt cây ghép ra khỏi cây bố mẹ và được 1 cây con mới với thân và cành chính là cành ghép. Một số tên gọi khác tùy theo các vùng miền: ghép cành, ghép treo, …

* Cách ghép cây một bên thân

Phương ghép tương tự ghép nối ngọn nhưng người ta không ghép nối lên vết cắt mà chồi ghép được gắn vào môt bên của gốc ghép. Phần chồi ghép có thể là một chồi nhỏ như đối với cây bơ, cũng có thể là một đoạn cành có mắt ghép như với cây mít. Cách cây này thường dùng trên sầu riêng, dâu, chôm chôm, đặc biệt nhiều người phân vân không biết cách ghép mai như thế nào thì đây là phương pháp phổ biến nhất

Ngoài 3 cách ghép cây phổ biến trên do nó có nhiều ưu điểm nhất, thực tế người ta còn áp dụng những phương pháp nhân giống khác như ghép áp, ghép mắt, chiết cành, cấy mô. Mỗi cách nó có những ưu khuyết điểm riêng nhưng đều là nhân giống vô tính. nó sẽ giữ được đặc điểm của cây bố mẹ.

Một số giống cây chưa áp dụng nhân giống vô tính trong điều kiện Việt Nam hiện nay như dừa, chà là… mà no chỉ được nhân giống hữu tính nên cây sẽ bị lai do thụ phấn chéo.

---------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn nêu ưu nhược điểm của phương pháp ghép. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết.

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022