logo

Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 đến 1908 của nhân dân Ấn Độ

Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Cao trào cách mạng có tính chất tiêu biểu và ý nghĩa to lớn. Vậy, tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 đến 1908 của nhân dân Ấn Độ là gì? Hãy để Toploigiai cùng bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!


1. Sự thành lập của Đảng Quốc Đại

- Sự hình thành: Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ lớn mạnh, bị thực dân Anh kìm hãm → Cuối 1885, Đảng Quốc đại được thành lập.

- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa.

- Mục tiêu đấu tranh: yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị; giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục - xã hội.

- Sự phân hóa:

+ Phái ôn hòa - chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.

+ Phái cấp tiến (do B.Ti-lắc đứng đầu) - chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.

>>> Tham khảo: Vương triều nào phát triển nhất Ấn Độ?


2. Bối cảnh lịch sử và diễn biến chính của phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ

* Bối cảnh lịch sử:

- Nền thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ làm cho mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.

- Năm 1885, Đảng Quốc Đại - chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập, đưa giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. Phái dân chủ cấp tiến trong Đảng, do Ti-lắc đứng đầu, chủ trương phát động nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của Anh, giành độc lập dân tộc.

- Năm 1905, thực dân Anh thực hiện đạo luật chia đôi xứ Ben-gan trên cơ sở tôn giáo. Đạo luật đó gây bất bình trong nhân dân, châm ngòi cho một cao trào đấu tranh mới ở Ấn Độ.

* Diễn biến chính:

+ Để phản đối đạo luật chia cắt Ben-gan, ngày 16-10 -1905, hơn 10 vạn nhân dân Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ tỏ rõ ý chí đoàn kết, thống nhất với khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ”.

+ Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt và kết án Ti-lắc 6 năm tù. Phản đối bản án, hàng vạn công nhân ở Bom bay tổng bãi công chính trị trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu...Cuộc đấu tranh lan rộng ra các thành phố. Thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 đến 1908 của nhân dân Ấn Độ

+ Năm 1908, chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại làm cho phong trào tạm ngừng.

* Kết quả: Trong giai đoạn 1905 – 1908, cao trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh nổ ra manh mẽ. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao vào năm 1908 sau sự kiện Ti-lắc bị bắt và bị thực dân Anh kết án 6 năm tù giam đã buộc Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.


3. Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 đến 1908 của nhân dân Ấn Độ

a. Tính chất

- Phạm vi, quy mô của phong trào: diễn ra trên địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở Bom-bay và Can-cút-ta.

- Mục tiêu đấu tranh: vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.

- Lực lượng tham gia: toàn thể nhân dân Ấn Độ.

⟹ Tính chất: Cao trào cách mạng 1905 - 1908 mang đậm tính dân tộc, dân chủ. Đây là một cao trào đấu tranh do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc là một cuộc cách mạng tư sản.

b. Ý nghĩa

- Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ.

- Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.

>>> Tham khảo: Hoàn thành bảng tóm tắt tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của lịch sử Ấn Độ thời Đế quốc Mô-gôn


4. Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước

- Phong trào 1905 - 1908: Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.

- Phong trào trước năm 1905: đấu tranh ôn hòa, chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục - xã hội.

- Phong trào giai đoạn này có nét khác biệt so với những phong trào đấu tranh trước đó. Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX. Lần đầu tiên, công nhân Ấn Độ tham gia phong trào giải phóng dân tộc.

---------------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 đến 1908 của nhân dân Ấn Độ. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng thêm kiến thức về cao trào đấu tranh 1905 đến 1908 của nhân dân Ấn Độ giúp bạn hiểu câu hỏi hơn. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022