logo

Nêu tên các loài giun đốt?

Câu trả lời đúng nhất:

Ngành giun đốt là tập hợp của hơn 22000 loài có cơ thể phân đốt. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp giun đốt ở những môi trường ẩm ướt như trong đất, ở những khu vực nước ngọt…

- Một số loại giun đốt: Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng) ...

Để hiểu rõ hơn về loài giun đốt hãy cùng Toploigiai tham khảo bài viết dưới đây nhé!


1. Vai trò của ngành giun đốt

Một số loài giun đốt thường sống ở những khu vực nhiều ẩm như trong tâm đất. Loài sinh vật này được nghe biết với tác dụng cày xới giúp đất trở nên tươi xốp và nhiều dinh dưỡng hơn. Đây là một vai trò vô cùng quan trọng với những loài cây trồng trong tự nhiên.

Một trong những vai trò của ngành giun đốt nữa là làm thức ăn cho những loài sinh vật sống dưới nước như cá và đặc biệt quan trọng là cá cảnh. Không chỉ vậy, giun đốt còn là một nguồn thức ăn quan trọng và tẩm bổ với những loài gia cầm như gà, chim… Đặc biệt quan trọng, với số lượng đông hòn đảo và môi trường thiên nhiên sống đa dạng, giun đốt có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đa dạng sinh thái xanh.

>>> Xem thêm: Giun đốt có khoảng trên?


2. Các đặc điểm nổi bật của ngành giun đốt gồm:

- Cơ thể phân đốt và đối xứng hai bên

- Hệ tiêu hóa cấu tạo hình ống và được phân hóa.

- Hô hấp bằng da hoặc bằng mang

- Bắt đầu có hệ tuần hoàn

>>> Xem thêm: Cơ thể thuôn dài và phân đốt là đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất của các đại diện ngành Giun đốt


3. Nêu tên các loài giun đốt

a. Đại diện tiêu biểu nhất của ngành giun đốt là giun đất

Khi nhắc tới ngành giun đốt, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới đại diện tiêu biểu nhất, đó là giun đất. Giun đất thường sống trong những khu vực đất ẩm như ngoài ruộng, trong vườn hay trên các khu rừng…

Loài giun này có cơ thể dài và thuôn 2 đầu. Cơ thể của chúng được phân thành nhiều đốt, mỗi đốt lại có một vòng tơ riêng biệt. Hệ tiêu hóa của giun đốt đã có sự phân chia rõ ràng đồng thời xuất hiện thêm hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Thức ăn của giun đốt là vụn thực vật và các mùn có trong đất. Thức ăn khi được đưa vào cơ thể sẽ được tiêu hóa ở hệ tiêu hóa. Sau đó hấp thụ qua thành ruột vào máu.

Giun đất có đóng vị trí quan trọng trong vai trò của ngành giun đốt. Đây là loài sinh vật giúp đất tơi xốp và tạo ra nhiều giá trị dinh dưỡng cho đất hơn. Đồng thời, đây cũng là món ăn bổ dưỡng dành cho gia cầm.

Nêu tên các loài giun đốt

b. Các loại giun đốt phổ biến khác:

Giun đỏ: giun đỏ thường sống thành các búi ở cống rãnh. Thân giun đỏ được phân thành các đốt và chúng phải thực hiện động tác uốn thân để hô hấp. Đầu giun đỏ cắm xuống bùn.

Đỉa: Đỉa (Hirudinea) thuộc lớp ngành giun đốt, có nhiều loài khác nhau, có loài sống ở cạn, có loài sống ở nước ngọt. Đỉa ưa sống tự do hoặc sống ký sinh tạm thời ở các động vật khác, nhờ vào máu của các vật chủ. Cơ thể đỉa dẹt theo chiều lưng bụng và có tới 33 đốt, mỗi đốt lại được chia thành nhiều ngấn đốt phía bên ngoài gọi là vành. Đặc biệt nó có 2 giác dùng để bám chặt vào cơ thể vật chủ: giác trước (ở giữa có miệng) và giác sau (ngay trên giác sau có hậu môn).

Đỉa không có xoang cơ thể, giữa ruột và thành cơ thể chứa đầy nhu mô, chỉ để lại những xoang nhỏ làm nhiệm vụ tuần hoàn, gọi là xoang huyết. Ống tiêu hóa bắt đầu bằng miệng, tiếp sau là hầu. Ở hầu có tuyến đơn bào tiết ra chất kháng đông máu, nên máu được đỉa hút vào không đông, máu ở vết cắn của đỉa cũng rất lâu đông. Ruột đỉa có các manh tràng bên làm tăng diện tiêu hóa của ruột. Máu ở trong ruột đỉa được tiêu rất chậm.

Đỉa là động vật lưỡng tính, trứng phát triển trong kén do đai sinh dục tiết ra. Cấu tạo của cơ quan sinh dục ở đỉa tương tự như ở lớp giun ít-tơ, nhưng phát triển rất chậm, phải tới vài năm mới đạt tới giai đoạn trưởng thành. Nó có thể sống lâu tới 20 năm.

Rươi: Con Rươi thực chất là là một loài sinh vật thuộc họ giun, có nhiều tơ và nhiều chân, đa dạng về loài. Chúng chủ yếu sống ở vùng nước lợ và các con sông hay có thủy triều lên xuống. Loài rươi sống ở vùng nước mặn gọi là rươi biển. Cấu tạo rươi gồm 3 phần: đầu rươi, thân rươi, thùy đuôi của rươi. Thuộc họ giun, rươi có hình dạng rất giống con giun nhưng thân hình dẹp hơn và có chân. Chúng có chiều dài thân từ 6-7cm, chiều ngang từ 5-6cm. Thân rươi bao gồm nhiều đốt, các đốt này có màu sắc đa dạng từ trắng, nâu nhạt, xanh nhạt, hồng nhạt, đỏ hồng… Một con rươi trên thân có từ 50-65 đốt, càng xuôi về phía đuôi các đốt càng rộng, trên lưng có các túm tơ dài.

Sá sùng:  Sá sùng là một loại hải sản, nó có nhiều ở Vân Đồn và Móng Cái hay  Côn Đảo, Bến Tre, Cà Mau… Tùy theo mỗi vùng mà sá sùng được người dân địa phương bằng nhiều tên gọi khác nhau như giun biển, sâu đất, địa sâm, bi bi, con cạp đất…Sá sùng thuộc ngành giun đốt chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều thường xuyên lên xuống, mang theo những sinh vật phù du và tạo ra những doi cát – Đó là nơi mà sá sùng sinh sống, vừa có thức ăn và môi trường lại phù hợp. Chúng có hình dạng na ná con giun khổng lồ, khi còn tươi, chúng có độ dài từ 5-10cm và cũng có con có chiều dài đến 15-40cm. Khi bắt chúng, để tự vệ chúng sẽ cuộn tròn mình lại để tránh bị tổn thương, cai miệng thì bé như lỗ van bơm. Da chúng sẽ thay đổi màu sắc cho phù hợp với môi trường, dùng tay sờ vào thấy khá mềm và mát. Ruột sá sùng thẳng tuột như ống nước, chúng không hề có tim, gan hay phổi.

------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu Nêu tên các loài giun đốt. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 08/08/2022 - Cập nhật : 08/08/2022