logo

Nêu sự liên hệ giữa chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh và khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời

Vũ trụ luôn là khái niệm vô cùng bí ẩn và rộng lớn đối với chúng ta. Nó chứa rất nhiều bí ẩn mà đến nay vẫn không có lời giải đáp. Trái đất quanh xung quanh mặt trời, tuy nhiên mỗi hành tinh lại có chu kì quay khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách. Vậy để tìm hiểu về Sự liên hệ giữa chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh và khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời, mời các bạn cùng Top lời giải đến với bài viết dưới đây nhé!


1. Vũ trụ là gì?

Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao. hành tinh, vệ tinh, sao chổi,…) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Vũ trụ mà ta quan sát được hiện nay chứa khoảng 10 tỷ thiên hà, có bán kính 3.1025m, chứa khoảng 1020 ngôi sao với tổng khối lượng khoảng 1050kg.

Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà. Thiên hà của chúng ta gồm 1011 ngôi sao, có hình đĩa dẹt xoắn ốc, bán kính khoảng = 45.000nas

>>> Tham khảo: Tại sao khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết của nước?


2. Khái niệm hệ mặt trời

Hệ mặt trời (Hay Thái dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời", tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.

Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hydro; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và metal, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ.

Ngoài các hành tinh chính thì Hệ mặt trời còn có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này có kích thước thay đổi như: sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh... chúng di chuyển tự do giữa hai vùng này. Mặt trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt trời, dòng vật chất này tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán.

>>> Tham khảo: Một số lí thuyết khoa học và các công nghệ mới trong vật lí thiên văn và vũ trụ, vật lí hạt cơ bản và năng lượng cao, vật lí nano, vật lí laser, vật lí bán dẫn và vật lí y sinh


3. Sự liên hệ giữa chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh và khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời

Nêu sự liên hệ giữa chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh và khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời

- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì là khác nhau.

- Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

Sao Thủy là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời, cách 58 triệu km, chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái đất một chút. Quỹ đạo quanh mặt trời là 88 ngày trái đất.

Hành tinh thứ hai tính từ Mặt trời, sao Kim là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí còn nóng hơn cả sao Thủy, cách 108 triệu. Quỹ đạo là 225 ngày trái đất.

Hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời, Trái đất là một hành tinh nước (Waterworld), với hai phần ba hành tinh được bao phủ bởi đại dương và là hành tinh duy nhất được biết đến có tồn tại sự sống. Quỹ đạo là 365,4 ngày, khoảng cách 150 triệu km.

Các nhà khoa học cho rằng hành tinh sao Hỏa cổ đại có điều kiện tồn tại sự sống và hy vọng rằng các dấu hiệu về sự sống trong quá khứ - thậm chí có trong sinh học ở hiện tại - có thể tồn tại được ở Hành tinh Đỏ. Quỹ đạo của nó là 687 ngày trái đất. Khoảng cách đến mặt trời là 228 triệu.

Hành tinh thứ 5 tính từ Mặt trời, sao Mộc (Jupiter) là một hành tinh rất lớn, lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Nó cách 778 triệu km. Mộc tinh là một hành tinh khí khổng lồ, chứa chủ yếu là khí hiđrô và heli. Quỹ đạo của nó là 11,9 năm.

Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt trời với khoảng cách 1429 triệu km, được biết nhiều nhất là vành đai của nó. Quỹ đạo là 29,5 năm.

Hành tinh thứ bảy tính từ Mặt trời, sao Thiên Vương là một hành tinh độc nhất. Quỹ đạo của nó là 84 năm trái đất.

Hành tinh thứ 8 tính từ Mặt trời, Hải Vương tinh được biết đến nhờ những cơn gió mạnh nhất - đôi khi còn nhanh hơn tốc độ âm thanh. Quỹ đạo của nó là 165 năm, 4,497 tỷ km khoảng cách.

Sao Diêm Vương là hành tinh thứ 9 tính từ Mặt trời, cách mặt trời 5,313 tỷ km, nó không giống với các hành tinh khác ở nhiều đặc điểm. Quỹ đạo của nó 248 năm.

---------------------------------------

Vậy là trên đây Toploigiai đã gửi đến bạn câu trả lời cho câu hỏi Nêu sự liên hệ giữa chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh và khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời. Chúc các bạn học tập thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022