logo

Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ Văn 8.


Trả lời câu hỏi: Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?

- Quan hệ nguyên nhân – hệ quả: (vì… nên…; do…. nên…; bởi… nên….; bởi vì… nên….)

- Quan hệ điều kiện – kết quả: (nếu… thì….; nếu như..thì; hề … thì….; hễ….mà..; giá …mà…)

- Quan hệ tương phản: (tuy…. nhưng….; mặc dù/mặc dầu….nhưng….; dù …. nhưng…)

- Quan hệ tăng tiến: (càng…càng…; bao nhiêu….bấy nhiêu…..)

- Quan hệ lựa chọn: (hay, hay là; hoặc là)

- Quan hệ bổ sung: (không những … mà còn; chẳng những …mà ….; không chỉ…. mà…..)

- Quan hệ tiếp nối: (vừa… cũng; vừa…. đã….)

- Quan hệ đồng thời: (…..còn…..; vừa….vừa….; trong khi…. thì…..)

- Quan hệ giải thích.

- Quan hệ liệt kê.

- Quan hệ đối chiếu.

- Quan hệ nhượng bộ.


Kiến thức tham khảo về câu ghép 


1. Câu ghép là gì?

- Câu ghép là hiện tượng khá phức tạp về mặt lý thuyết. Có rất nhiều cách định nghĩa câu ghép là gì. Câu ghép có thể định nghĩa như sau: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên”.

- Định nghĩa về khái niệm câu ghép là gì như sau: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị (C-V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu”.

- Có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau, khác nhau trong cách hiểu, khác nhau trong cách phân loại. Bên cạnh đó câu ghép ởi vì có từ 2 vế trở lên nên các vế trong cầu cần phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ. Giải pháp được chọn trong sách giáo khoa nhằm tạo sự tiện lợi và hữu ích. Do đó theo sách giáo khoa câu ghép được hạn chế chỉ trong trường hợp:

+ Những câu ghép có hai cụm chủ vị đầy đủ và hai cụm chủ vị này nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau.

+ Chọn các quan hệ từ nối vế câu thường gặp nhất và tìm hiểu kiểu quan hệ mà chúng có thể diễn đạt.

- Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.


2. Đặc điểm câu ghép

- Trong một câu ghép, các vế được kết nối với nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau. Có thể dùng từ nối, quan hệ từ hoặc dấu phẩy, cặp từ hô ứng để tạo sự liên kết giữa các vế trong câu.

Ví dụ: Lan đi học và Minh đi làm.

- Ở ví dụ trên, câu được ghép từ hai vế. “Lan đi học” là vế thứ nhất, “Minh đi làm” là vế thứ hai. Mỗi vế đều có một cụm chủ ngữ, vị ngữ, và câu ghép này dùng quan hệ từ “và”.

- Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về mảng ngôn ngữ học ứng dụng trong giáo dục đã đưa ra một số cách định nghĩa về câu ghép theo từng lứa tuổi để phù hợp với trình độ học vấn và khả năng nhận thức của học sinh. Chẳng hạn khái niệm câu ghép là gì lớp 8 sẽ khác với định nghĩa câu ghép ở lớp 5.


3. Các loại câu ghép

a. Câu ghép đẳng lập

- Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng chung. Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ.

Ví dụ: đường sá, bếp núc, nhà cửa, ao hồ, sông suối, làng mạc, giày dép, bút thước, đất nước… 

Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?

- Trong loại câu ghép này còn có 4 loại câu ghép đăng lập khác nhau, bao gồm:

+ Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thường là từ “và”. Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, tình chất cùng loại hoặc quá trình. Ví dụ: Trời xanh và gió mát.

+ Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế câu thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật tự tuyến tính. Hoặc các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Ví dụ: Chiếc bút bi của tôi bị rơi và chiếc bút chì cũng rơi ngay sau đó.

+ Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế sẽ được kết nối với nhau bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn như “hoặc”, “hay”. Ví dụ: Hôm nay hoặc mai làm.

+ Đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau, được kết nối bằng quan hệ từ mang tính tương phản, như “nhưng”, “song”, “mà”. Ví dụ: Cái bút này bị vỡ nhưng nó vẫn viết được.  

b. Câu ghép chính phụ

- Câu ghép chính phụ là những câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, hai mệnh đề này phụ thuộc nhau và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mệnh đề chính phụ thường được kết nối với nhau bằng các quan hệ từ hoặc từ nối. Mệnh đề chính phụ thường bao hàm các ý như chỉ nguyên nhân, kết quả, chỉ mục đích, điều kiện,...

Ví dụ:

+ Vì Quân học hành chăm chỉ nên cậu ấy giành giải Nhất trong cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố

=> Cấu trúc: từ nối-mệnh đề-từ nối-mệnh đề.

+ Anh ấy giàu lên nhanh chóng vì tìm được hướng đi đúng cho công việc kinh doanh của mình.

=> Cấu trúc: Mệnh đề-từ nối-mệnh đề.

+ Thời tiết càng khô hanh, da dẻ càng dễ bị khô nẻ.

Cấu trúc: Chủ ngữ - phó từ - vị ngữ, chủ ngữ - phó từ - vị ngữ.

c. Câu ghép hô ứng

- Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Cách thức để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và cặp đại từ: “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022