logo

Nêu những việc nên làm, những việc không nên làm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Câu hỏi: Nêu những việc nên làm, những việc không nên làm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trả lời:

- Những việc nên làm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

+ Thả một số loài hải sản quý hiếm vào thủy vực nội địa và vũng, vịnh ven biển để tăng nguồn lợi hải sản và ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài hải sản này.

+ Thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi.

+ Bảo vệ môi trường biển, nơi sinh sống của các loài hải sản. 

- Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

+ Đánh bắt ở khu vực gần bờ vào mùa tôm, cá sinh sản, mở rộng vùng khai thác xa bờ.

+ Đánh bắt hải sản bằng những phương pháp mang tính hủy diệt như thuốc nổ, hóa chất, điện... 

+ Xả rác, nước thải chưa qua xử lí trực tiếp ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.

* Phát triển ngành Thủy sản Việt Nam theo hướng bền vững

Là quốc gia ven biển có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á và châu Á, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, với bờ biển dài hơn 3.260 km cùng khoảng 4.000 đảo, quần đảo. Việt Nam có ngành thủy sản phát triển lâu đời, sở hữu nhiều chủng loại thủy sản đa dạng được phân bố dựa trên sự khác biệt về đặc điểm địa lý và khí hậu, trải dài từ Bắc đến Nam. Trải qua 60 năm phát triển, ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đạt tốc độ tăng trưởng cao; quy mô và giá trị sản xuất lớn; có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. 

Nêu những việc nên làm, những việc không nên làm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thủy sản được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Khai thác hải sản, đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, hướng vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng – chế biến thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến.

Ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản là: Tôm thẻ, tôm sú và cá tra. Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất, chế biến trong lĩnh vực thủy sản tăng nhanh, được đầu tư đổi mới công nghệ và quản trị. Sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt trên hơn 147 quốc gia và vũng lãnh thổ, trong đó có những thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga. Với những nỗ lực vượt bậc của ngành thủy sản và bà con ngư dân, Việt Nam trở thành 1 trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp thủy sản toàn cầu.

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 28/10/2023