Câu hỏi: Nêu những thông tin chính về thị trường lao động kĩ thuật công nghệ?
Lời giải:
Một số thông tin chính về thị trường lao động kĩ thuật công nghệ là:
+ Dựa trên báo cáo điều tra lao động làm quý I năm 2021 của Tổng cục Thống kê thì số lượng lao động được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật tăng.
+ Theo báo cáo của ngành Bất động sản khu công nghiệp và triển vọng thì tính đến tháng 5 năm 2021 cả nước đã có 394 khu công nghiệp được thành lập, có 286 khu công nghiệp đang hoạt động với tỉ lệ đạt 71,8%. Lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng.
+ Các ngành nghề hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều nhất là nhóm ngành liên quan đến công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất điện, khí, nước, điều hòa, xây dựng, với nhu cầu hướng chủ yếu vào các lao động đã được đào tạo chuyên môn kĩ thuật, công nghệ. Ngoài ra, cơ hội trong việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng rộng mở với số lao động có chuyên môn kĩ thuật, công nghệ.
Bổ sung kiến thức về thực trạng và một số yêu cầu kỹ năng khi theo ngành kỹ thuật
Ngành kỹ thuật và thực trạng
Trong thời đại 4.0, các mạng khoa học, công nghệ kỹ thuật bùng nổ thì việc sử dụng các thiết bị điện tử và máy móc thông minh không còn là điều quá xa lạ và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Và ngành nghề đóng góp to lớn vào những thành tựu này là ngành kỹ thuật, người đưa các thành tựu này đến gần với cuộc sống chính là kỹ sư.
Ngành kỹ thuật là một trong các ngành trọng điểm của nước ta hiện nay. Luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của học sinh và các bậc phụ huynh với lượt truy cập tìm hiểu về ngành nghề này là rất lớn. Sức ảnh hưởng của ngành kỹ thuật vô cùng to lớn không chỉ thể hiện qua các mùa tuyển sinh mà còn trong vấn đề tuyển dụng, việc làm.
Nghề kỹ thuật là nhóm nghề đang phát triển mạnh mẽ và luôn có nhu cầu tuyển dụng trong top cao nhất. Việt nam và các nước đang phát triển nói chung bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và so với các nước phát triển chúng ta đi sau họ rất nhiều. Và nghề kỹ thuật không nằm ngoài quy luật đó. Việc phát triển sau vừa có thuận lợi cũng vừa có khó khăn.
Thuận lợi ở chỗ, chúng ta có thể tiếp thu các thành tựu khoa học có sẵn để rút ngắn việc nghiên cứu và tập trung vào chế tác, sản xuất để tạo ra các sản phẩm có thể phục vụ trực tiếp đời sống, vậy nâng cao khoa học kỹ thuật và công nghệ kỹ thuật sẽ diễn ra với tốc độ nhanh chóng, vượt bậc, rút ngắn khoảng cách kỹ thuật giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Bên cạnh thuận lợi thì khó khăn còn rất nhiều. Việc tiếp thu thành tựu công nghệ là bước phát triển nhanh nhưng không bền vững do khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và thay đổi không ngừng. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thường có nền kinh tế chưa cao, chỉ số GDP còn thấp nên việc đầu tư chuyển giao kỹ thuật gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi giá trị giữa các công nghệ. Kỹ thuật công nghệ mới rơi vào tình trạng không đủ khả năng chi trả hoặc phải đi vay nguồn vốn từ bên ngoài gây nhiều rủi ro cho nền kinh tế khiến nợ xấu tăng. Kỹ thuật công nghệ nằm trong khả năng chi trả thường là thế hệ cũ, việc sử dụng để nâng cao năng suất còn hạn chế.
Các kỹ năng thành công khi theo ngành kỹ thuật
Kỹ sư Cơ kỹ thuật phải có kỹ năng thống kê và phân tích số liệu, vật lý, hoá học đại cương để giải quyết các bài toán liên quan. Đòi hỏi nguời kỹ sư phải có khả năng áp dụng kiến thức toán học vi phân, biến phân, phương pháp phần tử hữu hạn, xác suất và thống kê, phương pháp tính và phương pháp tính nâng cao, cơ sở toán ứng dụng.
Kỹ năng sử dụng vận hành các phần mềm tin học liên quan đến ngành nghề là kỹ năng quan trọng, bao gồm khả năng thực hiện các thí nghiệm ảo trên máy tính trong các lĩnh vực Cơ kỹ thuật, Cơ sinh học (INSILICO), Cơ khí, Xây dựng bằng các phần mềm mô phỏng và tính toán như: ANSYS, ABAQUS, DYNAFORM, DEFORM, FLUENT, SOLIDWORKS, SAP... và khả năng phân tích kết quả, số liệu thực nghiệm.
Các kỹ năng thiết kế các thí nghiệm về Cơ học kỹ thuật: dao động, cân bằng máy, công trình.
Kỹ năng đánh giá chất lượng và dự báo hư hỏng cho máy móc và công trình; vận dụng các kiến thức phục vụ công tác tính toán thiết kế; khảo sát và dự báo các hiện tượng liên quan đến cơ học.
Kỹ năng thiết kế một hệ thống, một thành phần hay một qui trình tính toán và mô phỏng đáp ứng những nhu cầu về tính toán cơ học thông qua các kiến thức về Cơ sở tự động học, Thiết kế kỹ thuật, Đồ án Thiết kế kỹ thuật, Đồ án Mô phỏng Cơ học cùng với các phần mềm thiết kế ứng dụng như AUTOCAD, CATIA, INVENTOR.