Câu hỏi: Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến qua bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Lời giải
Nhận xét: Để diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến, tác giả bày tỏ tình cảm một cách trực tiếp. Bằng cách kể theo ngôi thứ nhất, lời văn là tâm tình thực sự của người viết, là bao cảm xúc nghẹn ngào và chứa chan về mùa xuân đến. Với sự so sánh thú vị, sự liên tưởng độc đáo đã làm cho câu văn trở nên thanh thoát, điêu luyện, mang tính gợi hơn cho bạn đọc.
>>>Xem trọn bộ: Bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt SGK 7 trang 107, 108, 109, 110 - Văn Kết nối tri thức
Giá trị nội dung và tóm tắt tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
- Giá trị nội dung
Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khi hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân. Đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn.
- Tóm tắt tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Tóm tắt tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 1
Bài thơ là bức tranh miêu tả cảnh sắc của mùa xuân. Người con xa xứ đang hoài niệm về cái tết cổ truyền những nét đẹp truyền thống của cái tết miền Bắc. Qua đó, tác giả bày tỏ nỗi niềm cảm xúc của mình với mùa xuân. Cuối bài, hiện ra một bức tranh của thiên nhiên vào tháng giếng thật đẹp.
Tóm tắt tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 2
Văn bản "Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là lời của một người con xa quê hương, khao khát được đoàn tụ viết về mùa xuân trên mảnh đất Bắc. Trước tiên là những dòng suy nghĩ về quy luật chung của thiên nhiên, mùa xuân sau đó đi vào cảm nhận sâu sắc từng chi tiết mùa xuân của đất Bắc trên những phương diện: cảnh sắc, thời tiết, những lễ nghi, phong tục. Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục miêu tả lại không khí và sự thay đổi của mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.