logo

Nêu khái niệm về bệnh ở vật nuôi

Câu trả lời đúng nhất: Bệnh ở vật nuôi là vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi

- VD: bệnh toi gà, dịch tả lợn, ...

Để hiểu rõ hơn về bệnh ở vật nuôi hãy cùng Toploigiai tham khảo bài viết dưới đây nhé!


Bệnh ở vật nuôi là gì?

Bệnh ở vật nuôi là vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi

- VD: bện toi gà, dịch tả lợn, ...


Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi

Có 2 Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi:

       + Do yếu tố bên trong (yếu tố di truyền). Ví dụ: Bệnh bạch tạng, ...

       + Do yếu tố bên ngoài (môi trường sống của vật nuôi): Cơ học, lí học, hóa học, sinh học. Ví dụ: Thời tiết quá nóng (lạnh), tác động của ngoại lực, ...

nêu khái niệm về bệnh ở vật nuôi

Biện pháp phòng tránh bệnh cho vật nuôi

a. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.

Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.

b. Vệ sinh thức ăn nước uống

Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.

c. Quan sát vật nuôi hàng ngày

Cần sớm phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn; ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm tách xa đàn. Mắt lờ đờ, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mặt, lông sù. Sốt cao, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái. Ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy. Biểu hiện thần kinh, tiếng kêu bất thường…

Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõm, chân (đối với lợn).

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn nêu khái niệm về bệnh ở vật nuôi. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết. 

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 23/11/2022
/* */ /* */
/*
*/