logo

Nêu hình thức của một đoạn văn

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Nêu hình thức của một đoạn văn” và phần kiến thức mở rộng thú vị về hình thức của một đoạn văn do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo môn Ngữ văn 8.


Trả lời câu hỏi: Nêu hình thức của một đoạn văn

- Hình thức của một đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, do nhiều câu văn tạo thành và có từ ngữ và có câu thể hiện chủ đề.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về hình thức của một đoạn văn dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về hình thức của một đoạn văn

[ĐÚNG NHẤT] Nêu hình thức của một đoạn văn

1. Thế nào là đoạn văn?

Khái niệm đoạn văn hiện nay được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

- Cách hiểu thứ nhất (đoạn ý): Đoạn văn được dùng với ý nghĩa để chỉ sự phân đoạn nội dung, phân đoạn ý của văn bản. Một văn bản bao gồm nhiều đoạn văn: Đoạn mở đầu văn bản, những đoạn khai triển văn bản, đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn phải có sự hoàn chỉnh nhất định nào đó về mặt ý, về mặt nội dung. Nhưng thế nào là một nội dung, một ý hoàn chỉnh thì không có tiêu chí để xác định rõ ràng. Một văn bản, tuỳ theo người đọc cảm nhận mà phân chia ra thành các đoạn, sự phân chia có thể không thống nhất giữa những người đọc: có người chia theo ý lớn, có người chia theo ý nhỏ. Ý lớn là đoạn bài có hai hoặc ba ý nhỏ được khai triển từ ý lớn, bao gồm hai hoặc ba đoạn văn ngắn, mỗi đoạn ngắn đó là một ý nhỏ, các đoạn này hợp ý với nhau thành một ý lớn; ý nhỏ là ý được khai triển từ ý lớn, về mặt nội dung chỉ triển khai theo một phương diện, một hướng cụ thể, mỗi ý nhỏ là một đoạn.

- Cách hiểu thứ hai (đoạn lời): Đoạn văn được hiểu là sự phân chia văn bản thành những phần nhỏ, hoàn toàn dựa vào dấu hiệu hình thức: một đoạn văn bao gồm những câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng.

- Cách hiểu thứ ba (đoạn văn xét thao cả hai tiêu chí về ý và về lời): Đoạn văn vừa là kết quả của sự phân đoạn văn bản về nội dung ( dựa trên cơ sở logic ngữ nghĩa) vừa là kết quả của sự phân đoạn về hình thức ( dựa trên dấu hiệu hình thức thể hiện văn bản).

- Về mặt nội dung: Là đơn vị cơ sở của văn bản, là chỉnh thể trên câu nên đoạn văn diễn đạt một nội dung nhất định. Cố nhiên, về mặt nội dung, đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó (thể hiện lôgic – ngữ nghĩa), hoặc có thể không hoàn chỉnh (thể hiện biểu cảm – thẩm mĩ). Sự không hoàn chỉnh về nội dung của đoạn văn là do thể loại văn bản hoặc ý đồ của người viết chi phối chứ không phải tùy tiện hoặc vô ý thức. Chính đặc điểm không hoàn chỉnh này cho phép chúng ta phân biệt đoạn văn với văn bản. Chỉ có văn bản mới có nội dung hoàn chỉnh, trọn vẹn, còn các đơn vị bậc dưới văn bản (trong đó có đoạn văn) không nhất thiết phải hoàn chỉnh. Khi đoạn văn biểu hiện một nội dung tương đối hoàn chỉnh thì nó sẽ có những đặc điểm kết cấu đồng dạng ở mức cao nhất với văn bản và được gọi là đoạn ý, có giá trị kết cấu. 

- Về mặt hình thức: đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.

- Đây là cách hiểu hợp lí, thoả đáng hơn cả giúp người đọc nhận diện đoạn văn trong văn bản một cách nhanh chóng, thuận lợi đồng thời giúp người viết tạo lập văn bản bằng cách xây dựng từng đoạn văn được rõ ràng, rành mạch.

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo"(1).

 


2. Một số kiểu đoạn văn thường gặp.

- Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,…

2.1. Đoạn diễn dịch.

- Diễn dịch là từ một chân lí chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các biểu hiện cụ thể.

- Ví dụ :

+ Đau thương bao giờ cũng là nguồn cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa lớn lao của văn học nghệ thuật. Nguyễn Du, Tônxtôi, Lỗ Tấn… đã trở thành những nghệ sĩ lớn trước hết là vì hơn bất cứ ai họ đã thông cảm sâu sắc và đau đớn da diết những nỗi đau nhân tình trong thời đại họ…

(Hoàng Ngọc Hiến)

+ Câu thứ nhất là một nguyên lí phổ biến {bao giờ cũng là). Câu thứ hai là một nhận định mới về các nhà văn cụ thể được suy ra từ quan điểm của câu thứ nhất (nhấn mạnh trước hết).

2.2. Đoạn quy nạp.

- Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.

2.3. Đoạn tổng phân hợp.

- Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Ví dụ : Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo : quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóct có kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay, mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình.

(Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh)

- Câu mở đầu đoạn văn trên nêu lên môt nhận định chung về nhân vật. Hai câu khai triển đoạn đưa ra các biểu hiện cụ thể minh họa cho nhận định chung ấy. Từ những chứng cớ cụ thể này, câu kết đoạn đúc kết thành một nhận định mới vừa phù hợp với nhận định ban đầu, vừa được nâng cao hơn. Đó là mô hình tổng hợp – phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp).

- Mô hình tổng – phân – hợp cũng thường là mô hình cấu tạo của toàn bài văn nghị luận.

2.4. Đoạn so sánh

a. So sánh tương đồng.

- Đoạn so sánh tương đồng là đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn,… có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.

- VD:

+ Ngày trước ông cha ta có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Cụ Nguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Sau này vào những năm bốn mươi giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta.

(Lê Bá Hân)

b. So sánh tương phản.

- Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống,…tương phản nhau.

2.5. Đoạn nhân quả.

a. Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.

- Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau trình bày kết quả của sự việc, hiện tượng, vấn đề,…

b. Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.

- Đoạn văn có kết cấu hai phần. Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêu nguyên nhân.

2.6. Đoạn vấn đáp.

- Đoạn văn vấn đáp là đoạn văn có kết cấu hai phần, phần đầu nêu câu hỏi, phần sau trả lời câu hỏi. Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề của đoạn văn. Trong kiểu kết cấu này, phần sau có thể để người đọc tự trả lời…..

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022