logo

Nêu đặc điểm của nhóm đất xám bạc màu?

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của nhóm đất xám bạc màu?

Trả lời:

     Đất xám bạc màu có những tính chất sau: Các hạt sét, keo, chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên lượng sét, keo, mùn, chất dinh dưỡng còn lại ít, lượng cát thì lại lớn. Vì vậy tầng đất mặt rất mỏng. Đất thường chua hoặc rất chua. Lượng vi sinh vật hoạt động trong đất rất thấp.

[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm của nhóm đất xám bạc màu?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về loại đất này nhé:


1. Đất xám bạc màu là gì

     Đất xám bạc màu là đất nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt có màu xám trắng thường bị rửa trôi, độ mùn thấp (mùn

     Khí hậu nắng lắm, mưa nhiều dẫn đến xói mòn rửa trôi mạnh, cùng với nhiệt độ cao đã làm cho quá trình phong hoá, sự phân huỷ các chất nhanh mạnh nên đất bị mất nhiều chất dinh dưỡng ...

     Yếu tố con người do sử dụng đất không hợp lý, chỉ biết bóc lột đất mà không dưỡng đất; chặt phá rừng phòng hộ nhất là rừng đầu nguồn, đốt rừng làm rẫy 


2. Những loại cây nào được trồng trên đất xám bạc màu

     Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu đây là loại đất như thế nào mà cần phải có biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu. 

     Đất xám bạc màu có màu sắc tương ứng với tên gọi của nó, đó là màu xám bạc, loại đất này rất nghèo chất dinh dưỡng, độ mùn và độ pH đều ở mức rất thấp. Với những đặc điểm đó, có thể thấy, đây là loại đất có tầng canh tác mỏng, kết cấu kém, nghèo limon và sét, khả năng giữ và thấm nước kém, các vi sinh vật tốt cho đất cũng vô cùng hạn chế khiến cây trồng trên loại đất này khó mà sống được. Loại đất này xuất hiện nhiều ở những đồi núi có độ dốc cao, đất lâm nghiệp.

     Nguyên nhân hình thành nên đất xám bạc màu có thể do nắng nhiều kết hợp với mưa nhiều làm rửa trôi gây ra xói mòn mạnh, bên cạnh đó có nhiệt độ cao làm đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất khiến đất mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi. Ngoài ra, có thể đất xói mòn hình thành bởi sự canh tác bất hợp lý của con người, trồng cây nhưng không thực hiện những biện pháp để cải tạo và nuôi dưỡng đất, bên cạnh đó còn phá rừng đầu nguồn và đốt rừng làm rẫy làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng của đất canh tác.

     Tuy nhiên, vẫn có một số loại cây có thể trồng được trên đất xám bạc màu, cụ thể:

- Lúa

- Ngô

- Sắn

- Keo lá tràm

- Keo tai tượng

- Lạc

- Đậu

- Vừng 

- Chè


3. Tính chất của đất xám bạc màu

     Về lý học đất xám bạc màu có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo sét và limon, kết cấu kém, thấm và giữ nước kém, biên độ nhiệt lớn...

     Theo tính hoá học đất xám bạc màu nghèo dinh dưỡng, pH thấp. Mùn trung bình.

     Về sinh học đất bạc màu có hệ sinh vật đất nghèo nàn nhất là vi sinh vật có lợi.


4. Một số biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

     Khi đất bị mất đi nhiều chất dinh dưỡng, đất sẽ không thể cung cấp các dưỡng chất để cây phát triển tốt và tạo sản lượng cao được. Vậy nên cần có những biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu được áp dụng để đất được tái tạo và đủ chất dinh dưỡng trở lại, một số biện pháp đó là:

- Xây dựng bờ, hệ thống mương nước và tổ chức tưới tiêu hợp lý.

- Cày sâu và kết hợp sử dụng bón phân hợp lý.

- Bón vôi cải tạo đất.

- Luân canh cây trồng.

- Bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lý.

- Làm ruộng bậc thang.

Trồng xen canh với những cây chịu có khả năng ổn định đạm tốt như: đậu nành, lạc,...

Che phủ đất làm giảm lượng nước bốc hơi, góp phần giữ ẩm cho đất.


5. Tác dụng của việc cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

     Mỗi biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu sẽ mang một công dụng riêng để giúp cải tạo đất tốt hơn, giúp đất được nuôi dưỡng với đầy đủ các dưỡng chất dinh dưỡng, đủ độ mùn, độ pH,... 

- Xây dựng bờ, hệ thống mương nước và tổ chức tưới tiêu hợp lý: biện pháp này góp phần khắc phục hạn hán và tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất sinh sôi và hoạt động.

- Cày sâu và kết hợp sử dụng bón phân hợp lý: giúp tăng độ dày của tầng đất mặt.

- Bón vôi cải tạo đất: giảm độ chua trong đất, tạo độ phì nhiêu cho đất.

- Luân canh cây trồng: tăng lượng vi sinh vật và giúp cố định đạm, tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt và bảo vệ đất.

- Bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lý: tăng chất dinh dưỡng cũng như mùn và tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động.

- Làm ruộng bậc thang: làm giảm độ dốc và hạn chế xói mòn, bên cạnh đó trồng thêm cây ăn quả để canh tác theo đường đồng mức, trồng thành từng dài giúp bảo vệ rừng đầu nguồn.

icon-date
Xuất bản : 12/11/2021 - Cập nhật : 12/11/2021