logo

Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mỹ

icon_facebook

Câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mỹ

Lời giải:

Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản:

- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

- Ở giữa là đồng bằng rộng lớn như một lòng máng lớn .

- Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thiên nhiên Bắc Mỹ và các bài tập củng cố nhé!

Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mỹ

1. Các khu vực địa hình của Bắc Mỹ

- Địa hình được chia thành 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.

a) Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây

- Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam.

- Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn.

- Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium…

b) Miền đồng bằng ở giữa

- Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

=> Không khí lạnh phương Bắc và không khí nóng phương Nam dễ xâm nhập sâu vào nội địa.

- Có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông (Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi).

c) Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

- Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat.

- Hướng đông bắc – tây nam.

- Giàu khoáng sản than và sắt.

Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mỹ (ảnh 2)

2. Sự phân hóa khí hậu

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

  • Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.
  • Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.


3. Bài tập

Câu 1: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có

A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.

B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.

C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.

D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.

=> Đáp án: C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.

- Ở Bắc Mỹ, địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. Hệ thống Cooc-di-e ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa và miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

Câu 2: Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là

A. Vùng núi cổ A-pa-lát.

B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.

C. Đồng bằng Trung tâm.

D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.

=> Đáp án: B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.

- Vùng hệ thống núi trẻ Cooc-di-e nằm ở phía Tây của Bắc Mĩ là khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim

Câu 3: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng

A. Đông – Tây.

B. Bắc – Nam.

C. Tây Bắc – Đông Nam.

D. Đông Bắc – Tây Nam.

=> Đáp án: B. Bắc – Nam.

- Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng Bắc – Nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-di-e mưa rất ít.

Câu 4: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu

A. Cận nhiệt đới.

B. Ôn đới.

C. Hoang mạc.

D. Hàn đới.

=> Đáp án: B. Ôn đới.

- Khí hậu ôn đới phân bố rộng khắp lãnh thổ Bắc Mĩ, chiếm diện tích lớn nhất. Sau đó là đến khí hậu hàn đới, hoang mạc và nửa hoang mạc,…

Câu 5: Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là

A. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

B. Miền núi phía tây.

C. Ven biển Thái Bình Dương.

D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.

=> Đáp án: A.  Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

- Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô và dọc ven biển Đại Tây Dương là vùng đất ở Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập sâu vào trong đất liền gây bão, lũ lớn. Đặc biệt là vùng đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

Câu 6: Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là

A. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu bờ đông lục địa.

B. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới.

C. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới.

D. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu núi cao.

=> Đáp án: B.  Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới.

- Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là lần lượt từ bắc xuống nam là kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới và kiểu khí hậu nhiệt đới.

Câu 7: Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do

A. Địa hình.

B. Vĩ độ.

C. Hướng gió.

D. Thảm thực vật.

=> Đáp án: A. Địa hình.

- Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do ở Bắc Mĩ có nhiều dạng địa hình, đặc biệt là hệ thống núi Cooc-di-e cao đồ sộ ở phía Tây chạy theo hướng Bắc – Nam và dãy núi Apalat chạy dọc bờ biển ở phía Đông.

icon-date
Xuất bản : 24/02/2022 - Cập nhật : 24/02/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads