logo

Nếu chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật của người khác, em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao?

icon_facebook

Câu hỏi: Nếu chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật của người khác, em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao?

Lời giải:

Nếu chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật của người khác, em sẽ báo với người lớn hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lí các hành vi vi phạm trên.

* Giải thích: Hiến pháp, pháp luật ra đời để điều chỉnh hành vi của mọi người trong xã hội. Mỗi người cần phải tuân thủ và làm theo những quy định của Hiến pháp, pháp luật, nếu có các hành vi vi phạm thì xã hội sẽ trở nên mất kiểm soát và gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống xã hội của tất cả mọi người.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật

Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi

- Thế nào là hành vi vi phạm pháp luật?

Nếu chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật của người khác, em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật mang tính có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật thì vi phạm pháp luật sẽ được phân loại thành:

- Vi phạm pháp luật hình sự

- Vi phạm pháp luật hành chính

- Vi phạm pháp luật dân sự

- Vi phạm pháp luật được phân loại thế nào?

Dựa vào các tiêu chí phân loại thì vi phạm pháp luật có thể được phân theo nhiều loại khác nhau. Hiện nay vi phạm pháp luật được phân thành các loại dưới đây:

a. Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm

Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,

Ví dụ: Buôn bán ma túy, hiếp dâm, giết người,…

b. Vi phạm hành chính

Là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ bị xử lý hành chính.

Ví dụ: Hành vi trốn thuế hay làm hư hỏng, thất thoát tài sản của nhà nước…

c. Vi phạm dân sự 

Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân phi tài sản.

Ví dụ: Tranh chấp đất đai, nhà cửa, thừa kế,…

d. Vi phạm kỷ luật 

Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy định trong nội bộ cơ quan, tổ chức, có nghĩa là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác… trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: Cán bộ, công viên chức làm sai thẩm quyền, không chấp hành đúng nội quy cơ quan...

icon-date
Xuất bản : 05/08/2022 - Cập nhật : 06/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads