logo

Nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Việt Nam thân yêu của Nguyễn Đình Thi

Vẻ đẹp đất nước thiên nhiên con người qua lời thơ của Nguyễn Đình Thi thật tuyệt. Hãy cùng Toploigiai lập dàn ý và nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Việt Nam thân yêu của Nguyễn Đình Thi để thấy được tình yêu quê hương đất nước với vẻ đẹp bình dị và tinh thần bất khuất của con người Việt Nam. 


Dàn ý Nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Việt Nam thân yêu của Nguyễn Đình Thi

Mở bài 

  • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
  • Thể loại: lục bát
  • Đề tài: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam thân yêu, từ những điều giản đơn đã thêu dệt nên một đất nước giàu đẹp, trù phú của biển lúa, mây trời. Ca ngợi con người Việt Nam với tinh thần bất khuất, gan dạ để đem lại hoà bình.

Thân bài

  • Khổ thơ 1: vẻ đẹp của thiên nhiên bình dị

- Từ xưng hô “ta ơi” cho thấy niềm tự hào về dân tộc mãnh liệt. Xưng hô thân thương ý chỉ toàn dân là một nhà

- Biển lúa “mênh mông” kéo dài vô tận thể hiện sự giàu đẹp, trù phú của đất đai nông nghiệp cũng là niềm tự hào ám chỉ sự no đủ, bình yên của người dân

- Con cò không bay cao bay xa mà bay "lả” dập dờn xung quanh đỉnh Trường Sơn cao vút được mây bao phủ sớm chiều.

- Chỉ với bốn câu thơ mà đã thể hiện được tình yêu nước nồng nàn của nhà thơ Nguyễn Đình Thi

  • Khổ thơ 2 và 3: vẻ đẹp của con người

- Để có được sự yên bình, giản dị vẻ đẹp quê hương ở khổ thơ trước thì sang hai khổ thơ tiếp theo đã cho thấy hiện thực tàn khốc của quá khứ

- Quê hương “thân yêu” để được như ngày nay đã chịu nhiều đau thương, mất mát. 

- Hàng ngàn năm đô hộ của phong kiến, đế quốc nhưng đất nước vẫn gìn giữ được những tập tục, văn hóa cao đẹp để truyền tụng lại cho đời sau

- Những con người "Áo nâu” không vì chiến tranh mà nôn nao vẫn vất vả, tần tảo hi sinh của người dân thật thà, chất phác. 

- Những “anh hùng” đau khổ vẫn “vùng đứng lên” vì một tinh thần gan dạ yêu chuộng hòa bình. 

- Khi có chiến tranh sẵn sàng xông pha nhưng bản chất là người người thật thà thì khi kết thúc chiến tranh họ "súng gươm vứt bỏ” lại như ngày xưa. 

Kết bài

  • Ấn tượng về tác phẩm: vẻ đẹp bình dị của quê hương Việt Nam và quá khứ hào hùng gan dạ giành lại độc lập dân tộc
  • Nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Việt Nam thân yêu của Nguyễn Đình Thi

Bài viết Nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Việt Nam thân yêu của Nguyễn Đình Thi

Đề tài về quê hương đất nước luôn là nguồn cảm hứng bất tận được các nhà thơ, nhà văn thể hiện qua nhiều tác phẩm và được truyền tụng lại từ xưa đến nay. Tromg chủ đề đó chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe về bài thơ "Việt Nam thân yêu” tác giả Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải sáng tác 1955 – 1958. Với thể thơ lục bát bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam thân yêu, từ những điều giản đơn đã thêu dệt nên một đất nước giàu đẹp, trù phú của biển lúa, mây trời. Ca ngợi con người Việt Nam với tinh thần bất khuất, gan dạ để đem lại hoà bình cho dân tộc ta. 

Vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời bình dị được thể hiện qua khổ thơ đầu tiên

“Việt Nam đất nước ta ơi !

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Cánh cò bay lả dập dờn,

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

Trước hết thì từ xưng hô “ta ơi” cho chúng ta thấy được niềm tự hào về dân tộc một cách mãnh liệt. Xưng hô thân thương ám chỉ toàn dân  là một nhà, đều là con dân Việt Nam, là đồng bào của nhau. Biển lúa “mênh mông” kéo dài vô tận thể hiện sự giàu đẹp, trù phú của đất đai nông nghiệp cũng như là niềm tự hào về sự no đủ, bình yên của người dân. Biển lúa đẹp không ngôn từ nào có thể tả hết được, không tìm ở đâu được một vẻ đẹp vàng úa bát ngát đó. Con cò không bay cao bay xa mà chỉ bay "lả” dập dờn xung quanh đỉnh Trường Sơn cao vút được mây bao phủ sớm chiều. Đỉnh Trường Sơn hùng vĩ bao la như con người Việt Nam mạnh mẽ ở trên cao ngắm xuống thiên thiên đất trời của lãnh thổ. Con người đang giang đôi tay ôm lấy cả vùng trời của đất nước rộng lớn trong lòng. Chỉ với bốn câu thơ mà đã thể hiện được tình yêu nước nồng nàn của nhà thơ Nguyễn Đình Thi với bức tranh hài hòa cảnh sắc. Khi mà có cả màu xanh của cỏ cây, vàng óng của lúa chín và mày trắng của cánh cò bay bay, cùng những đám mây bồng bềnh khiến bức tranh càng hiện rõ nét sự yên bình.

Nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Việt Nam thân yêu của Nguyễn Đình Thi

Sự yên bình, giản dị vẻ đẹp quê hương ở khổ thơ trước được đánh đổi bằng hiện thực tàn khốc của quá khứ ở hai khổ thơ sau

“Quê hương biết mấy thân yêu,

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.

Mặt người vất vả in sâu,

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.”

Quê hương “thân yêu” để được như ngày nay đã trải qua nhiều đau thương, mất mát. Hàng ngàn năm đô hộ của phong kiến, đế quốc nhưng đất nước vẫn gìn giữ được những tập tục, văn hóa cao đẹp để truyền tụng lại cho đời sau. Nỗi vất vả đã in lên mặt theo năm tháng của họ nhưng chắc chắn rằng họ đều rất vui vì sự đánh đổi đó. Những con người "Áo nâu” không vì chiến tranh mà nôn nao vẫn vất vả, tần tảo hi sinh của người dân thật thà, chất phác. Không hề phân biệt trai, gái khi mà Tổ Quốc gọi tên họ sẵn sàng xông pha chiến đấu vì hai chứ nước nhà. 

“Đất nghèo nuôi những anh hùng,

Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.

Đạp quân thù xuống đất đen,

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”

Những “anh hùng” đau khổ vẫn “vùng đứng lên” vì một tinh thần gan dạ yêu chuộng hòa bình bất kể có người dầy thương tích, máy chảy khắp thân. Họ sẵn sàng hi sinh tính mạng bản thân để đem lại hòa bình cho đất nước. Khi có chiến tranh sẵn sàng xông pha nhưng bản chất là người người thật thà nên kết thúc chiến tranh họ "súng gươm vứt bỏ” lại như ngày xưa. Họ ngay về làm những con người ruộng đất, cả ngày chỉ biết cày cuốc chăm sóc cây cối vườn tược. 

Qua bài thơ "Việt Nam thân yêu” của tác giả Nguyễn Đình Thi giúp ta hiểu sâu sắc hơn về lịch sử chiến đấu ngàn đời của ông cha ta. Những thân xác đã ngã xuông để đem lại cho ta sự bình yên ngày nay. Vẻ đẹp trường tồn theo năm tháng bình dị của đất trời Việt Nam. Giới trẻ ngày nay nên cố gắng học tập, trau dồi và xứng đáng để kế thừa những tinh hoa mà cha ông truyền lại và tiếp tục lưu giữ và truyền lại mãi mãi tinh thần bất khuất đó.

icon-date
Xuất bản : 31/03/2024 - Cập nhật : 31/03/2024