logo

Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều

Câu hỏi: Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều

Lời giải

Dòng điện xoay chiều có các tác dụng sau: 

+ Tác dụng nhiệt 

+ Tác dụng quang

+ Tác dụng sinh lí

+ Tác dụng hóa học

+ Tác dụng từ

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về các tác dụng của dòng điện xoay chiều nhé!


Định nghĩa dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều được định nghĩa chính là dòng điện có chiều, cường độ dòng điện thay đổi theo thời gian. Hay đơn giản hơn, chúng ta có thể hiểu dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên thay đổi theo thời gian. Những thay đổi đó sẽ tuần hoàn liên tục theo một chu kỳ nhất định.

Dòng điện xoay chiều được gọi tắt là AC, viết tắt của cụm từ tiếng Anh Alternating Current. Trong các bản vẽ, dòng điện xoay chiều được ký hiệu là ~. Đó là dấu ngã, biểu trưng cho dạng sóng hình sin diễn ra liên tục, có sự tuần hoàn.


Công thức tính công suất của dòng điện xoay chiều

Công suất của một dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ dòng điện, điện áp và độ lệch pha của chính cường độ với điện áp.

Chúng ta có công thức:

P = U.I.cosα

Trong đó

  • P: là công suất của dòng điện xoay chiều (W)
  • U: là điện áp (V)
  • I: là cường độ dòng điện (A)
  • α: là độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp

Ngoài ra, tần số của dòng điện xoay chiều chính là số lần lặp lại trạng thái cũ trong vòng 1 giây có ký hiệu là F (Hz).

Chu kỳ dòng điện xoay chiều là khoảng thời gian mà dòng điện lặp lại vị trí cũ, được ký hiệu là T(s).

Từ đó ta có công thức: T = 1/F.


Tác dụng của dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều có 3 tác dụng chính

Tác dụng nhiệt

Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt. Ta có thể thấy rõ tác dụng này khi sử dụng bóng đèn dây tóc chạy bằng dòng điện xoay chiều. Khi bóng hoạt động, ta có thể cảm nhận được một lượng nhiệt tỏa ra từ bóng. Đó chính là tác dụng nhiệt.

Tác dụng quang

Cũng trong chính ví dụ như ở trên. Khi bóng đèn sáng chính là minh chứng cho tác dụng quang của dòng điện xoay chiều. 

Tác dụng từ

Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều dễ dàng biểu hiện khi bạn đưa một đinh sắt lại gần cuộn dây. Khi đó đinh sắt sẽ bị hút vào cuộn dây, thể hiện tác dụng từ của chúng. Lưu ý, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng sẽ đổi chiều.


Điểm khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều

Dòng điện một chiều là dòng điện không có sự thay đổi theo thời gian và theo một hướng cố định. Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều cũng có những ứng dụng và biểu hiện khác nhau dễ phân biệt như:

- Các nhà máy phát điện và các loại máy phát điện sản xuất ra dòng điện xoay chiều mà chúng ta sinh hoạt hằng ngày, vì dòng điện này dễ truyền tải đi xa. Điều này giúp cho những vùng quê xa nhà máy vẫn có thể có nguồn điện sử dụng. Khác với dòng điện xoay chiều, dòng điện một chiều đều được sản xuất từ: ắc quy, pin và năng lượng mặt trời… nên thường không truyền tải điện đi xa vì có thể mất rất nhiều năng lượng.

- Dòng điện một chiều có tần số trực tiếp bằng 0 nên chỉ có thể chảy theo một hướng nhất định. Ngược lại, nguồn phát dòng điện xoay chiều thường có tần số là 50Hz và 60Hz, nên có thể đảo ngược

- Một điểm dễ phân biệt hơn là các bản vẽ mạch điện, hầu như các dạng sóng biểu thị dòng điện một chiều là một đường thẳng. Trong khi đó, điện xoay chiều lại được thể hiện dưới dạng đa dạng như dạng hình sin, hình tam giác, hình vuông và hình thang.

[CHUẨN NHẤT] Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều

Sự khác nhau giữa dòng điện 1 pha và 3 pha

Dòng điện xoay chiều 1 pha

Dòng điện xoay chiều 1 pha là dòng mà ở trong mạch điện có hai dây nối cùng với nguồn điện. Chiều hướng của cường độ dòng điện trong mạch AC thay đổi nhiều lần tùy thuộc vào tần số của nguồn điện bên trong mạch.

Dòng điện 220V được cấp cho từng hộ gia đình sử dụng đều là điện xoay chiều 1 pha, có 2 dây gồm dây pha và dây trung tính.

Dòng điện xoay chiều 3 pha

Đây là dòng điện trong mạch điện xoay chiều gần giống như 3 đường điện 1 pha chạy song song với nhau và cùng chung 1 dây trung tính. Vì thế, hệ thống điện trong sinh hoạt thường ngày thường có 4 dây, 3 dây nóng và 1 dây lạnh (trung tính - 0V).


Phương pháp giải

1. Cách giải thích các tác dụng của dòng điện xoay chiều

- Khi dòng điện xoay chiều đi qua vật dẫn làm cho vật dẫn đó nóng lên, ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt.

- Khi dòng điện xoay chiều đi qua bóng đèn làm cho bóng đèn sáng lên, ta nói dòng điện có tác dụng phát sáng.

- Khi dòng điện xoay chiều có tác dụng lên nam châm làm cho nam châm quay, ta nói dòng điện có tác dụng từ.

2. Cách nhận biết các dụng cụ đo dòng điện xoay chiều

- Trên ampe kế có ghi chữ A hay mA, kí hiệu AC hay ∼

[CHUẨN NHẤT] Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều (ảnh 2)

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú ý: Trên ampe kế và vôn kế đo dòng điện một chiều luôn có kí hiệu ở các núm “+” và “ - ”.

3. Cách đo cường độ dòng điện xoay chiều bằng ampe kế

- Lựa chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của dòng điện cần đo.

- Hiệu chỉnh ampe kế trước khi đo.

- Mắc ampe kế nối tiếp vào đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của ampe kế).

- Số chỉ trên ampe kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị cường độ dòng điện trong mạch.

4. Cách đo hiệu điện thế xoay chiều bằng vôn kế

- Lựa chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của hiệu điện thế cần đo.

- Hiệu chỉnh vôn kế trước khi đo.

- Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của vôn kế).

- Số chỉ trên vôn kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

icon-date
Xuất bản : 10/08/2021 - Cập nhật : 10/08/2021