logo

Nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể?

Câu trả lời đúng nhất:

Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản (cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản, ...)

Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm:

- Hô hấp

- Dinh dưỡng

- Bài tiết

- Cảm ứng và vận động

- Sinh trưởng

- Sinh sản

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về một số quá trình sống cơ bản của cơ thể qua bài viết dưới đây nhé!


1. Nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể?

Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản (cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản, ...)

Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm:

- Hô hấp

- Dinh dưỡng

- Bài tiết

- Cảm ứng và vận động

- Sinh trưởng

- Sinh sản

>>> Xem thêm: Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm thấy trong cơ thể sinh vật?

Nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể?

2. Quá trình hô hấp

a. Khái niệm

 Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường

+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu

+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu

Ý nghĩa của hô hấp: Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể

b. Hệ hô hấp trong cơ thể

Hô hấp là sự phối hợp làm việc của rất nhiều bộ phận. Mỗi một bộ phận sẽ đảm nhận một vai trò riêng:

- Mũi

Đây là bộ phận đầu tiên của hệ hô hấp tính từ ngoài vào. Mũi đảm nhiệm vai trò lấy khi và làm sạch khí. Đồng thời, quá trình khí đi qua mũi sẽ được làm ấm trước khi chuyển đến các bộ phận bên trong. Mũi gồm ba phần: mũi ngoài, khoang mũi và các cạnh mũi.

- Họng

Vai trò của họng trong hô hấp

Đây là bộ phận giao nhau giữa đường thở và đường ăn. Đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các bộ phận trong hệ hô hấp tránh được sự tấn công của các tác nhân từ bên ngoài. Do phải thường xuyên với các tác nhân, cũng như vi khuẩn, vi rút có hại họng thường xuyên gặp phải các bệnh viêm hong, viêm hầu.

- Thanh quản

Khí trao đổi trước khi xuống phố phải đi qua thanh quản. Thanh quản được cấu tạo chủ yếu từ sụn và cơ. Thanh quan không chỉ có tác dụng tạo ra âm thanh từ luồng khí thở mà còn có khả năng làm ấm không khí trước khi vào phổi. Thanh quản là bộ phận tương đối nhạy cảm do vậy cần bảo vệ trước các tác nhân từ môi trường bên ngoài.

- Khí quản

Có thể xem khí quản như một ống dẫn khí đặt bên trong cơ thể. Khí quản được chia thành khí quản phải và khí quản trái, mỗi khí quản được nói với một bên phổi. Khí quản làm giảm lượng khí thất thoát, tăng khả năng khí đi vào phổi. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khí quản có đóng vai trò trong việc điều hòa lượng khí đi vào phổi và tế bào cho thật thích hợp.

- Phế quản

Phế quản là một bộ phận của ống dẫn khí. Phế quản có hình dạng giống như cành cây với nhiều nhánh nhỏ. Bộ phận nào đảm nhiệm vai trò đưa khí vào phế nang và ngược lại. Phế quản gồm hai loại là phế quản chính trái và phế quản chính phải. Một số bệnh ghi nhận được ở phế quản như giãn phế quản, viêm phế quản, hay u phế quản…

- Phổi

Đây chính là bộ phận chính đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ hô hấp. Phổi bao gồm hai lá bao gồm phổi phải và phổi trái, kích thước của hai bên thường không đồng đều bên phải sẽ nhỏ hơn bên trái. Bộ phận cấu tạo nên phổi là các thùy. Ở người trưởng thành dung tích tối đa của phổ thường là 5000 ml khí. Phổi là trung tâm giúp quá trình trao đổi khí O2 và CO2 được diễn ra. Một số bệnh lý thường được ghi nhận ở phổi như viêm phổi, u màng phổi…


3. Quá trình dinh dưỡng

“Dinh dưỡng là quá trình hấp thụ thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng quan trọng khác cần thiết cho sự sống”.

Nhìn chung, có hai kiểu dinh dưỡng giữa các cơ thể sống, đó là:

- Chế độ tự dưỡng

- Chế độ dị dưỡng

Trong chế độ tự dưỡng, sinh vật sử dụng các chất vô cơ đơn giản như nước và khí cacbonic khi có ánh sáng và chất diệp lục để tự tổng hợp thức ăn. Nói cách khác, quá trình quang hợp được sử dụng để chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành thức ăn như glucose. Những sinh vật như vậy được gọi là sinh vật tự dưỡng. Thực vật, tảo và vi khuẩn (vi khuẩn lam) là một số ví dụ về dinh dưỡng tự dưỡng.

Dị dưỡng là nhóm sinh vật không tổng hợp ra các HC mà sống nhờ vào những sinh vật khác. Dị dưỡng còn chia ra nhiều loại: dị dưỡng toàn phần, kí sinh hay nửa kí sinh


4. Quá trình bài tiết

a. Khái niệm

Bài tiết là một hoạt động của cơ thể nhằm thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra khỏi cơ thể. Các sản phẩm cần được đào thải phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) Hay nói cách khác bài tiết là quá trình cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.

 Các hoạt động bài tiết chính:

- Bài tiết nước tiểu chủ yếu nhờ thận

- Bài tiết khí CO2 chủ yếu nhờ phổi.

- Bài tiết mồ hôi chủ yếu nhờ da.

b. Vai trò của bài tiết

Bài tiết đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể sống:

- Lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong.

- Giúp cơ thể thải các chất độc hại, dư thừa ra môi trường ngoài.

- Đảm bảo tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.


5. Quá trình cảm ứng và vận động

Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Trời rét, mèo xù lông.

Phân biệt đặc điểm cảm ứng:

- Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

- Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.

Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần kinh


6. Đặc điểm sinh sản

Sinh sản là quá trình tạo ra thế hệ tiếp theo và được chia thành 2 loại là sinh sản hữu tính hoặc vô tính.

- Sinh sản hữu tính:

Là sự kết hợp của bố mẹ và sự hợp nhất của các giao tử.

Khi sự sinh sản xảy ra, các gen chứa ADN được truyền cho con cái của một sinh vật. Những gen này đảm bảo rằng con cái sẽ thuộc cùng một loài và sẽ có các đặc điểm giống nhau, chẳng hạn như kích thước và hình dạng.

Sinh sản hữu tính tạo ra con cái là duy nhất về mặt di truyền và làm tăng sự biến đổi di truyền trong một loài.

Ví dụ: Các loài động vật bậc cao như con người, sư tử, khỉ, chó, mèo… có hình thức sinh sản hữu tính

- Sinh sản vô tính:

Là hình thức sinh sản chỉ liên quan đến một cá thể duy nhất, có thể là bố hoặc mẹ. Nó xảy ra mà không có sự hợp nhất của các giao tử và tạo ra con cái tất cả đều giống bố mẹ về mặt di truyền.

Các sinh vật đơn bào thường sinh sản vô tính bằng cách nhân đôi ADN của chúng trước tiên, sau đó phân chia đều khi tế bào chuẩn bị phân chia để tạo thành hai tế bào mới.

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 08/08/2022 - Cập nhật : 08/08/2022
/* comment facebook */