logo

Nam Á có lượng mưa nhiều nhất thế giới vì?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Nam Á có lượng mưa nhiều nhất thế giới vì?” cùng với kiến thức mở rộng về môn Địa lí 8 là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: Nam Á có lượng mưa nhiều nhất thế giới vì?

+ Khu vực này hầu hết giáp biển, đón nhiều gió biển, dễ mưa.

+ Mùa hạ sườn nam của Himalaya đón gió mùa Tây nam gây mưa trên diện rộng.

+ Do đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu gió mùa.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Nam Á dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về Nam Á


1. Nam Á

Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận. Về mặt địa hình, mảng Ấn Độ chi phối Nam Á, nằm về phía nam dãy Himalaya và Hindu Kush. Nam Á có Ấn Độ Dương bao quanh ở phía nam, còn trên đất liền thì giáp với Tây Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC) là một tổ chức hợp tác kinh tế trong khu vực, cơ cấu này được thành lập vào năm 1985 và bao gồm toàn bộ tám quốc gia thuộc Nam Á. 

Nam Á có diện tích khoảng 5,2 triệu km², chiếm 11,71% diện tích châu Á và chiếm 3,5% diện tích bề mặt đất liền của Trái Đất. Dân số Nam Á là khoảng 1,749 tỉ người vào năm 2013, chiếm khoảng một phần tư dân số thế giới, và đây là khu vực địa lý đông dân nhất cũng như có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Về tổng thể, Nam Á chiếm khoảng 39,49% dân số châu Á, hơn 24% dân số thế giới, và có nhiều dân tộc. 

Năm 2010, Nam Á đứng đầu thế giới về số lượng tín đồ Ấn Độ giáo, Jaina giáo và Sikh giáo. Khu vực cũng là nơi có số lượng tín đồ Hồi giáo đông đảo nhất tại châu Á-Thái Bình Dương, ngoài ra còn có hơn 35 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo và 25 triệu tín đồ Phật giáo tại Nam Á.

Nam Á có lượng mưa nhiều nhất thế giới vì?

2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên

a) Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều nhất trên thế giới.

- Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

+ Dãy Hi-ma-lay-a: khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp.

+) Sườn phía nam đón gió mùa tây nam nên có mưa nhiều, sường bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu.

+) Sườn bắc chắn gió mùa đông bắc nên phía nam Himalaya không quá lạnh như những nơi cùng vĩ độ ở Việt Nam.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan: khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa 200 – 500mm. Phía đông có lượng mưa nhiều nhất thế giới.

→ Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

b) Sông ngòi và cảnh quan

- Nam Á có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.


3. Các nước Nam Á

- Các nước Nam Á là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các nước nằm ở phía Nam của Châu Á, bao gồm các quốc gia SAARC vùng Himalaya và các nước ở tiểu lục địa Ấn Độ. Nam Á giáp với dãy Himalaya ở phía bắc, Ấn Độ Dương ở phía Nam, thung lũng sông Ganges và Indus ở phía đông và phía tây. 

- Nam Á có núi cao nhất thế giới và là nguồn gốc của một số nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Là cái nôi của Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Sikh và đạo Jain. 

- Danh sách các nước Nam Á:

+ Afghanistan 

+ Ấn Độ 

+ Bangladesh 

+ Bhutan 

+ Iran 

+ Maldives 

+ Nepal 

+ Pakistan 

+ Sri Lanka


4. Ngôn ngữ ở Nam Á

Nam Á có nhiều ngôn ngữ, ngôn ngữ nói phần lớn phân chia theo địa lý và vượt qua ranh giới tôn giáo, song chữ viết được phân chia rõ ràng theo ranh giới tôn giáo. Cụ thể, người Hồi giáo tại Nam Á như tại Afghanistan và Pakistan sử dụng chữ cái Ả Rập-Ba Tư. Trước năm 1971, người Hồi giáo Bangladesh (khi đó là Đông Pakistan) từng được yêu cầu chỉ sử dụng chữ cái Nastaliq Ba Tư, song sau đó chọn các chữ cái trong khu vực và cụ thể là Bengal. Người không theo Hồi giáo tại Nam Á, cùng một số người Hồi giáo tại Ấn Độ lại sử dụng các chữ viết là di sản từ truyền thống cổ xưa, như các kiểu chữ viết bắt nguồn từ chữ Brahmi đối với các ngôn ngữ Ấn-Âu và các chữ cái phi Brahmi đối với các ngôn ngữ Dravida và các ngôn ngữ khác. 

Chữ Nagari mang tính đại diện trong các chữ viết Nam Á truyền thống. Chữ Devanagari được sử dụng cho hơn 120 ngôn ngữ Nam Á, như Hindi, Marath, Nepal, Pali, Konkan, Bodo, Sindh và Maithil, do đó nó là một trong các hệ thống chữ viết được sử dụng và chấp nhận nhiều nhất trên thế giới. Chữ Devanagari cũng được dùng trong các văn bản Sanskrit cổ đại.

Ngôn ngữ nói lớn nhất trong khu vực Nam Á là Hindi, tiếp đến là Bengal, Telugu, Tamil, Gujarat và Punjab. Trong thời hiện đại, các ngôn ngữ hổ lốn mới đã được phát triển trong khu vực, như Urdu được người Hồi giáo tại miền bắc tiểu lục địa Ấn Độ sử dụng (đặc biệt là tại Pakistan và các bang phía bắc Ấn Độ). Tiếng Punjab được tín đồ ba tôn giáo là Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Sikh giáo sử dụng, ngôn ngữ nói tương đồng giữa họ, song mỗi cộng đồng lại dùng một kiểu chữ viết. Người theo Sikh giáo sử dụng chữ Gurmukhi, người Punjab theo Hồi giáo tại Pakistan sử dụng chữ Nastaliq, còn người Punjab theo Ấn Độ giáo tại Ấn Độ sử dụng chữ Gurmukhi hoặc chữ Nāgarī. Các chữ Gurmukhi và Nagari là riêng biệt song thân cận về cấu trúc, song chữ Nastaliq Ba Tư rất khác biệt. 

Tiếng Anh theo chính tả Anh Quốc được sử dụng phổ biến trong các khu vực đô thị, và là một ngôn ngữ chung trong kinh tế tại Nam Á ở mức độ lớn.

icon-date
Xuất bản : 01/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022