Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Năm 907 Khúc Thừa Dụ qua đời ai là người lên thay để cai quản đất nước” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 6.
A. Khúc Hạo
B. Khúc Thừa Mỹ
C. Dương Đình Nghệ
D. Đinh Công Trứ
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Khúc Hạo
Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, người lên thay để cai quản đất nước là Khúc Hạo
Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Khúc Hạo dưới đây nhé!
Năm 905, hào trưởng người Việt ở Hồng châu là Khúc Thừa Dụ giành lấy quyền tự chủ cho người Việt tại Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam đương thời), tự xưng là Tiết độ sứ và bước đầu được nhà Đường của Trung Quốc thừa nhận. Việt Nam chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ.
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo nối chức Tiết độ sứ. Nhà Hậu Lương, vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm 907. Nhưng qua năm sau (908), vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm chức “Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ”. Điều đó có nghĩa là người Trung Quốc vẫn muốn chiếm lại Việt Nam.
Bên ngoài, chính quyền tự chủ mới dựng của người Việt lại đứng trước nguy cơ từ phía Bắc. Bên trong, chính quyền gặp phải những khó khăn do những hậu quả nặng nề thời Bắc thuộc để lại. Để củng cố chính quyền cai trị, xây dựng nền tảng độc lập, phát huy nội lực để dần tự thoát khỏi sự kiềm chế của phương Bắc, Khúc Hạo đã tiến hành cuộc cải cách trên toàn Tĩnh Hải quân.
Chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách bóc lột rất nặng nề. chế độ cống nạp là một thủ đoạn hết sức tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc được thực hiện liên tục suốt thời Bắc thuộc, hằng năm các châu, quận, huyện phải nộp nhiều lâm thổ sản quý, nhiều sản phẩm thủ công. Ngoài chế độ cống nạp còn có nhiều loại thuế khác nhau, mức thuế nhân dân phải đóng rất nặng nhất là thế muối.
Thực trạng trên đòi hỏi chính quyền nhà họ khúc phải nhanh chóng thi hành những chính sách cải cách về kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân. Nhằm thay đổi điều đó Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế ông thực hiện chính sách “Bình quân thuế ruộng”, ông cho bỏ thuế đinh, người thu thuế là phó tri giáp theo mô hình cống nạp liên danh của phương thức sản xuất Châu Á thời cổ trung đại, khắc phục được sự phiền hà sách nhiễu của các cơ quan cũng như việc thu thuế nhiều tầng, nhiều loại, tránh được cả việc thất thu ngân sách.
Thời Đường nhân dân ta phải làm khổ sai, bắt dân ta đi mò trai lấy ngọc, săn voi lấy ngà...nay họ Khúc tiến hành một chính sách là tha bỏ lực dịch nhằm bớt đi sự lao động khổ sai cho người dân cuối thời nhà Đường, đó cũng là một sự cởi trói cho dân, có tác dụng thu phục nhân tâm, ổn định xã hội.
Những cải cách về kinh tế của Khúc Hạo đã xóa bỏ được sự bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lúc bấy giờ. Do đó có tác dụng mạnh mẽ trong việc cũng cố mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước và nhân dân, một nhân tố quan trong việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập tự chủ.
Chính sách về văn hóa xã hội được Khúc Hạo thông qua trên tinh thần khoan, giản, an, lạc. Trong đó khoan là khoan sức cho dân dễ hiểu, dễ thấm, dễ thực hành. An là đem lại cuộc sống bình yên cho chính quyền, nắm sát dân cho đến tận xã giúp giữ vững trị an. Lạc là hệ quả cuối cùng của cải cách. Nhờ việc thực hiện cuộc cải cách này mà nhân dân đều được yên vui bớt đi sự hờn giận, oán sâu.
Năm 911 Lưu Nghiêm lập ra nhà nước Nam Hán nhận thấy nguy cơ từ phía nhà họ Lưu, Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm khuyến hiếu sứ sang Quảng Châu bề ngoài là để kết mối hòa hiếu song bên trong là việc xem xét tình hình thực hư của địch. Hành động ngoại giao mềm dẻo của Khúc Hạo mà quân Nam Hán không gây hỗn loạn đối với nước ta và sau này khi Khúc Thừa Mỹ thất sách, cả trong chính sách đối ngoại cũng như đối nội nên nước ta mơi bị quân Nam Hán xâm lược.
+ Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt.
+ Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến các làng xã, khắc phục được tính phân tán quyền lực.
+ Bồi dưỡng sức dân; thúc đẩy sức sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng yêu nước để bảo vệ nền tự chủ.
+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).